Doanh nghiệp bán lẻ thưởng Tết cho nhân viên xe Mazda 3 trị giá hàng tỷ đồng

Mới đây, một chuỗi bán lẻ đã công bố trả thưởng tết cho nhân viên bằng xe ô tô Mazda 3 trị giá tới 1 tỷ đồng. Thông tin này là nguồn khích lệ đối với đội ngũ nhân viên của công ty, đặc biệt trong năm 2021, khi nền kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19.

Khoản thưởng bất ngờ

Số liệu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, trong năm 2021, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 54.960 doanh nghiệp, tăng 18% so với năm 2020. Tuy nhiên, trái ngược với sự ảm đạm của thị trường, mảng bán lẻ hàng hóa vẫn có điểm sáng. Cụ thể, lĩnh vực này ghi nhận doanh thu 3.950,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 173,28 tỷ USD), tăng 0,2% so với kết quả đạt được năm 2020.

Tín hiệu tích cực của thị trường bán lẻ cũng là niềm vui đối với nhân sự làm việc trong ngành này. Đặc biệt mới đây, một doanh nghiệp bán lẻ có trụ sở chính tại Hà Nội đã “chơi lớn" khi công bố thưởng tết cho nhân viên xe ô-tô Mazda 3 nhằm ghi nhận nỗ lực của đội ngũ.

Doanh nghiệp bán lẻ thưởng Tết cho nhân viên xe Mazda 3 trị giá hàng tỷ đồng - 1

Theo đó, toàn bộ cán bộ nhân viên của chuỗi bán lẻ Mẹ và Bé sẽ nhận được lương tháng thứ 13 và thưởng tùy theo năng lực. Đồng thời, đơn vị cũng tìm ra 2 nhân viên có hoạt động và thành tích kinh doanh hiệu quả, giúp công ty tăng trưởng trong năm để trao tặng 2 xe ô-tô Mazda 3, mỗi xe có giá trị hơn 1 tỷ đồng.

Đại diện doanh nghiệp chia sẻ: “Việc chăm lo lương, thưởng Tết cho người lao động tốt hơn trong lúc này không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhân viên trong những ngày cận Tết mà còn là động lực gắn kết đội ngũ nhân sự trong công ty, thúc đẩy và phục hồi, phát triển kinh tế nhanh sau đại dịch”.

Ngoài ra, chuỗi bán lẻ Mẹ và Bé còn triển khai nhiều chế độ phúc lợi ý nghĩa cho nhân viên như: Tổ chức chuyến xe đoàn viên đưa CBNV về quê ăn Tết, Tặng giỏ quà Tết cho tất cả nhân viên, Tổ chức các hoạt động vui chơi như Giải chạy, giải bóng, thi nấu ăn, trang trí nhà cửa, trang trí cửa hàng, làm nail cho nhân viên nữ đón Tết hay tổ chức tiêm chủng vaccine Covid-19 cho CBNV, gửi quà cho cán bộ nhân viên là F0, F1 cũng như chính sách hỗ trợ nhân viên làm tại nhà với 100% lương trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Dù khó khăn và bị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, nhưng trong năm 2021 tất cả các thành viên của đơn vị luôn nỗ lực hết mình và duy trì công việc kinh doanh… Chính sự cố gắng không ngừng nghỉ ấy đã khẳng định được vị thế của một doanh nghiệp uy tín, duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ.

Linh hoạt ứng dụng chuyển đổi số để phát triển bền vững

Đa phần các doanh nghiệp quy mô lớn hiện nay đã và đang chuyển đổi số trong quá trình hoạt động và vận hành. Tuy nhiên, đại dịch khiến các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng hơn vào việc làm sao để tối ưu được chi phí.

Không nằm ngoài “dòng chảy số hoá", năm 2021, chuỗi bán lẻ kể trên đã tiên phong trong việc chuyển đổi số và tự động hoá, giúp cho quá trình vận hành được hiệu quả hơn nhằm tiến tới phát triển bền vững.

Mô hình F2C (Factory to consumer) được ứng dụng linh hoạt trong công nghệ sản xuất để số hoá chuỗi cung ứng, từ đó tính toán chính xác hàng tồn, dự báo sản lượng tiêu thụ trước 2 năm, nguyên phụ liệu và kế hoạch sản xuất cũng được hoạch định từ sớm và đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp.

Doanh nghiệp bán lẻ thưởng Tết cho nhân viên xe Mazda 3 trị giá hàng tỷ đồng - 2

Ngay khi bắt tay vào việc xây dựng chuỗi cung ứng tự động, doanh nghiệp cũng xác định sử dụng công nghệ chuỗi cung ứng kỹ thuật số (digital supply chain) để thiết kế lại mô hình hoạt động và tiếp cận thị trường. So sánh với nhiều lợi thế cạnh tranh khác, "chuỗi cung ứng" được xem như tài sản độc quyền của mỗi doanh nghiệp.

Hệ thống dữ liệu cũng liên tục cập nhật nhu cầu từ thị trường. Trên cơ sở đó, đội ngũ R&D thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm và xây dựng quy trình công nghệ. Đơn hàng được chuyển tới nhà máy phù hợp để sản xuất. Sản phẩm được đóng gói cuối chuyền và vận chuyển tới tay khách hàng với đường đi tối ưu nhất.

Nhờ ứng dụng số hoá một cách linh hoạt, mọi công đoạn được tính toán và vận hành một cách tối ưu. Nếu như trước đây, việc vận hành chuỗi bán lẻ cần một lượng lớn nhân sự thì hiện tại, các giai đoạn vận hành và nhân sự trở nên tinh gọn hơn, hệ thống hoạt động cũng hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng hàng hóa tại các cửa hàng luôn luôn được đảm bảo, kể cả thời gian cao điểm, dịch bệnh hay ngày lễ, Tết. Điển hình đó là trong 4 đợt dịch Covid-19, tình trạng khan hiếm hàng hóa gần như không xảy ra.

Công nghệ số phát triển, các doanh nghiệp bán lẻ cũng xác định việc thay đổi toàn bộ tổ chức – con người, cách thức – công cụ vận hành công ty. Từ đây, mỗi đơn vị tiến tới xây dựng một hệ sinh thái thay vì phát triển đơn lẻ, để kết nối đối tác, khách hàng và nhà sản xuất. Mỗi mắt xích đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác nguồn lực hiện có. Từ hệ sinh thái số này, các nguồn lực tham gia đều được đảm bảo lợi ích cho riêng mình, phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài.

Linh hoạt để thay đổi và nhanh chóng thích ứng với thị trường là cách để doanh nghiệp bán lẻ giữ vững vị thế, đảm bảo nguồn lực, duy trì hoạt động kinh doanh và chăm lo đời sống cho nhân viên một cách tốt nhất, kể cả trong giai đoạn gặp khó bởi dịch bệnh như 2 năm vừa qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN