Điều gì đang thay đổi trong việc “định giá” sự giàu có của mỗi quốc gia?

Cách đây 7 thập kỷ, GDP được thiết lập và trở thành chỉ số hợp lý để đánh giá sự phát triển tại thời điểm đó. Tuy nhiên, thời cuộc đã thay đổi, và GDP đã không còn được coi là một thước đo chính xác về sự thịnh vượng.

Quốc gia thịnh vượng khi mỗi người dân thịnh vượng

Nhiều năm qua, các nước Bắc Âu gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Phần Lan liên tục nắm giữ 5 vị trí đầu tiên trong danh sách quốc gia thịnh vượng nhất hành tinh của Viện Nghiên cứu Legatum Institute (Anh). Dễ nhận thấy, bảng xếp hạng thường xuyên vắng mặt những cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật Bản, Anh… hay các “đại gia” dầu mỏ Trung Đông. Sự thống trị của khối Bắc Âu bắt nguồn từ các tiêu chí khác biệt được sử dụng để đo lường chỉ số thịnh vượng toàn cầu (Prosperity Index).

Đan Mạch, một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới

Đan Mạch, một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới

Theo các chuyên gia, đã có thời kỳ, sự giàu có về vật chất được coi là thước đo quan trọng nhất của sự thịnh vượng. Nhưng ngày nay, thịnh vượng là khái niệm dùng để mô tả một đất nước có nền kinh tế phát triển tốt, có đời sống chính trị lành mạnh và nhân dân hạnh phúc.

Sự thịnh vượng, trước tiên được thể hiện ở những chỉ số về phát triển, bao gồm các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng GDP, mức sống của con người và các chỉ tiêu về xã hội như tỷ lệ thất nghiệp, chế độ phúc lợi, bình đẳng giới, môi trường… Đặc biệt, những chỉ số về phát triển con người (HDI), dựa trên 3 tiêu chí thu nhập, sức khỏe và tri thức, đang đóng vai trò ngày càng quan trọng quyết định một quốc gia có thịnh vượng hay không.

“Dễ hiểu vì sao các nước Bắc Âu, với GDP bình quân đầu người luôn trong top 10 thế giới, phúc lợi y tế luôn vào hàng cao nhất thế giới trong khi tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, luôn áp đảo về chỉ số thịnh vượng”, chuyên gia xã hội học Nguyễn Thu Hương lý giải.

Dẫn thông điệp của UNDP trong một báo cáo phát triển con người cho rằng “Con người là của cải thực sự của mỗi quốc gia”, TS. Nguyễn Thu Hương khẳng định một xã hội thịnh vượng bao gồm nhiều sự thịnh vượng của các cá thể trong đó. Khối Bắc Âu đã đạt được những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế, thiết lập hệ thống phúc lợi xã hội tiên tiến, mang lại đời sống vật chất đủ đầy, tinh thần phong phú cho người dân. Hơn nữa, trong xã hội đó, mỗi con người đều có ý tưởng, động lực và có được cơ hội để vươn tới sự thịnh vượng của bản thân.

“Một xã hội thịnh vượng chính là một xã hội mà ở đấy con người với tư cách là các cá thể khoẻ mạnh, giàu có, hạnh phúc, có khả năng nhận biết được thịnh vượng là mục tiêu, nhận biết được các cơ hội và giải phóng các năng lực của mình để vươn tới sự thịnh vượng”, TS. Thu Hương phân tích.

Nguồn cảm hứng và điểm tựa cho khát vọng thịnh vượng của người Việt

Các nước Bắc Âu hiện đang được xem như hình mẫu của sự thịnh vượng toàn cầu. Tại Việt Nam, chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đặt ra tầm nhìn đến năm 2045, đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia thịnh vượng. Tuy mục tiêu còn xa và Việt Nam cũng không thể “bê” nguyên mô hình phát triển của các nước Bắc Âu nhưng có một đòn bẩy có thể giúp Việt Nam đẩy nhanh hơn quá trình vươn tới một quốc gia thịnh vượng. Đó là gieo mầm khát vọng thịnh vượng cho mỗi người dân, như cách làm của các nước Bắc Âu.

Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trở thành một quốc gia thịnh vượng

Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trở thành một quốc gia thịnh vượng

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoài An (TT Kinh tế dự báo) chỉ ra rằng sự thịnh vượng của một xã hội bao giờ cũng bắt nguồn từ ý tưởng về sự thịnh vượng của mỗi cá nhân. Để tạo ra sự thịnh vượng, con người không chỉ cần năng lực mà còn cần cả cảm hứng.

“Trong một xã hội không có cảm hứng, người ta không muốn làm gì cả. Con người mắc ‘hội chứng đủ’ hoặc bằng lòng với sự nghèo khổ vì không đủ cảm hứng và không có khát vọng để vươn tới mục tiêu cao hơn thì xã hội đó không thể phát triển được”, TS. Nguyễn Hoài Anh nhấn mạnh.

Nói về nguồn cảm hứng thịnh vượng, TS. Nguyễn Hoài An cho rằng đó phải là một dòng chảy xuyên suốt, một bầu không khí ấm nóng bao trùm cả xã hội để mỗi cá nhân đều cảm nhận được, đều được kích thích và sẵn sàng hòa mình thúc đẩy sự phát triển chung. Nguồn cảm hứng đó cần được khơi gợi và nuôi dưỡng ở cả quy mô quốc gia, địa phương, cộng đồng, doanh nghiệp. Đặc biệt, con đường đi đến sự thịnh vượng cần được khai mở và dẫn dắt bởi những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đủ tầm và tâm huyết với vận mệnh và tương lai của dân tộc.

TS. Hoài An dẫn chứng về chuỗi các hoạt động đầy cảm hứng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) như một điển hình về việc kích hoạt và chắp cánh cho khát vọng thịnh vượng của người Việt. Lý tưởng thịnh vượng mà VPBank mong muốn cùng các khách hàng theo đuổi không đơn thuần dừng lại ở sự sung túc về vật chất mà được kiến tạo trên 4 trụ cột quan trọng nhất của đời người là tài chính cá nhân, gắn kết cộng đồng, phát triển thể chất và trau dồi tinh thần.

VPBank theo đuổi sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”

VPBank theo đuổi sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”

Bởi thế, ngoài việc liên tục giới thiệu các giải pháp tài chính toàn diện, ứng dụng công nghệ hiện đại để cùng khách hàng vươn tới mục tiêu thịnh vượng riêng, VPBank còn rất chú trọng đến những khía cạnh đột phá nhằm nâng cao chất lượng sống của con người, theo đúng các tiêu chí của Chỉ số phát triển con người (HDI) của Liên hợp quốc. Điển hình là việc ngân hàng này trong 2 năm qua không ngần ngại dành hớn 600 tỷ đồng đồng hành cùng những hoạt động an sinh xã hội khắp đất nước, tập trung vào hai lĩnh vực chính là giáo dục và y tế. Hay ngân hàng này cũng rất chú tâm tổ chức những sự kiện thể thao, giải trí đẳng cấp để lan tỏa những giá trị tích cực về sức khỏe và tinh thần.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoài An nhìn nhận, định vị và tầm nhìn khác biệt cùng những hoạt động thiết thực của VPBank đang tiên phong tạo ra nguồn cảm hứng thịnh vượng cho người dân Việt Nam. Với lợi thế của ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng tư nhân duy nhất ở Việt Nam lọt top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu, VPBank có lợi thế vượt trội để đồng hành và trở thành điểm tựa vững chắc giúp các khách hàng của mình sống trọn vẹn với khát khao riêng, cùng chinh phục lý tưởng “Vì một Việt Nam thịnh vượng”.

“Hơn 97 triệu người Việt là hơn 97 triệu ước mơ, khát vọng khác nhau. Người thì mong muốn tài chính vững vàng, công việc thăng tiến; người thì mưu cầu hạnh phúc, yêu thích một cuộc sống tiện nghi. Có người chú trọng sức khỏe, cũng có người muốn góp sức mình cho xã hội. Ước mơ đó sẽ là lớn lao hơn, khát vọng đó sẽ kỳ vĩ hơn nếu 97 triệu người đều được truyền thêm cảm hứng, tiếp thêm sức mạnh bởi những tổ chức, doanh nghiệp giàu tiềm lực và tâm huyết với vận mệnh quốc gia như VPBank”, TS. Nguyễn Hoài An khẳng định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN