Dịch phức tạp, mẹ bỉm sữa vẫn có thu nhập nhờ chiêu kinh doanh không "độc" tại nhà

Thay vì kinh doanh theo hình thức truyền thống, những ngày dịch COVID-19 vô cùng phức tạp, không ít mẹ bỉm sữa vẫn có thu nhập nhờ kinh doanh trên các hội nhóm cư dân theo hình thức "mua chung, mua gom".

Mặc dù đây là chiêu kinh doanh trên các hội nhóm cư dân không hề mới nhưng trong bối cảnh dịch vô cùng phức tạp, với các ca mắc trong cộng đồng Hà Nội không có dấu hiệu "hạ nhiệt" thì hoạt động kinh doanh nói trên đã thực sự là giải pháp "cứu cánh" với các bà mẹ bỉm sữa có thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch.

Tuy nhiên, thay vì trước đó "có bao nhiêu hàng bán bấy nhiêu" thì nay để đảm bảo an toàn trước dịch và không bị "ế", các chị em lại rỉ tai nhau phương cách giảm thiểu rủi ro nhất là gom được bao nhiêu đơn – nhập bấy nhiêu hàng.

Chị Nguyễn Tú (35 tuổi, ở Dương Nội, Hà Đông) là điển hình.

Để đảm bảo an toàn trước dịch, chị Tú chỉ nhận đơn hàng trong khu chung cư và chỉ giao hàng tại sảnh. Ảnh: NVCC

Để đảm bảo an toàn trước dịch, chị Tú chỉ nhận đơn hàng trong khu chung cư và chỉ giao hàng tại sảnh. Ảnh: NVCC

Mặc dù từ trước tới nay, công việc "tay trái" của chị Tú vẫn là kinh doanh thực phẩm xanh như rau xanh, trái cây theo mùa nhưng từ khi dịch COVID-19 phức tạp, chị Tú nhận "giải cứu" thêm các sản phẩm khác như hoa tươi.

Chị Tú cho biết: "Một phần là vào tháng Vu lan nên giá hoa tăng, nhất là vào ngày mùng 1 đầu tháng Âm lịch vừa qua, giá hoa bán tại một số siêu thị, cửa hàng vẫn dao động từ 4.000 – 5.000 đồng/bông; một phần là cánh đồng hoa người nhà tôi ở làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm) gặp khó trong khâu tiêu thụ nên đợt dịch này tôi bán thêm mặt hàng hoa tươi".

Theo chị Tú, với từ 30 - 50 đơn hàng/ngày, thu nhập của chị cũng cải thiện đáng kể. Ảnh: NVCC

Theo chị Tú, với từ 30 - 50 đơn hàng/ngày, thu nhập của chị cũng cải thiện đáng kể. Ảnh: NVCC

Cũng theo chị Tú, việc tiêu thụ thêm mặt hàng hoa này vừa là hỗ trợ người nhà "giải cứu", vừa là tăng thêm thu nhập giữa đại dịch. Tuy nhiên, để tránh khỏi tình trạng "ế", thì trước khi nhập hàng, chị Tú sẽ thực hiện những thao tác quen thuộc là đăng bài "gom hoa, mua chung" trên các hội, nhóm cư dân tại nơi chị Tú sinh sống.

Theo đó, có được bao nhiêu đơn hàng, chị Tú đặt bấy nhiêu hoa. Các loại hoa chị Tú kinh doanh thêm chủ yếu là hoa hồng thơm, hồng leo có giá bán đến từng căn hộ hoặc đến từng sảnh tòa nhà trong khu chỉ ở mức 35.000 đồng/50 bông hoa hồng thơm (màu hồng nhạt) và 45.000 đồng/50 bông hoa hồng leo (hoa màu vàng).

Theo chị Tú: "Giá bán này tôi đã tính cả giá vận chuyển, do dịch COVID-19, không thể đi lại nên tôi được người nhà hỗ trợ đưa đến tận chốt kiểm soát ở gần khu chung cư. Khi đáp ứng các đơn hàng thì tôi chỉ đặt hàng ở các sảnh tòa nhà, nếu cùng tòa tôi ở thì sẽ đặt ở cửa nhà. Riêng tiền hàng tôi chỉ nhận chuyển khoản".

Cận cảnh hoa hồng thơm và hoa hồng leo của chị Tú được gom bán mỗi ngày. Ảnh: NVCC

Cận cảnh hoa hồng thơm và hoa hồng leo của chị Tú được gom bán mỗi ngày. Ảnh: NVCC

Thời gian tới, chị Tú dự kiến giá hoa tươi sẽ tiếp tục tăng do là tuần chính mùa Vu lan, tuy nhiên, với giá bán hiện tại, chị Tú đã có lợi nhuận đến gần 40% nên chị Tú khẳng định vẫn để giá cũ để phần nào hỗ trợ người làm vườn, mà người tiêu dùng vẫn có hoa giá hợp lý để cắm.

Những ngày này, chị Trần Thị Giang (ở Chung cư CT7, Dương Nội, Hà Đông) cũng tranh thủ đăng bài "gom chung" hành và tỏi khô ở quê nhà Kinh Môn, Hải Dương.

Chị Giang cho hay, đây là mặt hàng của người dân vùng Kinh Môn canh tác và có thể lưu giữ được lâu. Hơn nữa, nếu kinh doanh thời điểm mưa thì hành và tỏi khô hay bị óp, mốc. Do đó, tranh thủ khi thời tiết chưa vào mùa mưa, chị Giang tranh thủ "lên đơn" ở nhóm cộng đồng cư dân CT7.

Theo chị Giang, giá hành là 33.000 đồng/kg và 50.000 đồng/kg với tỏi chùm. Ảnh: NVCC

Theo chị Giang, giá hành là 33.000 đồng/kg và 50.000 đồng/kg với tỏi chùm. Ảnh: NVCC

"Tôi bán giá hành công khai là 33.000 đồng/kg và 50.000 đồng/kg với tỏi chùm. Với hình thức gom đơn chung trước khi quyết định nhập hàng, tôi vừa tiết kiệm được cước vận chuyển xe vận tải "luồng xanh", vừa đủ để đi giao cho khách mà không lo đến hàng tồn", chị Giang cho hay.

Theo chị Giang, với hình thức "gom chung, mua chung" chuyến hàng, người kinh doanh cứ "chốt đơn" là đặt hàng. Do đó, hàng hóa không lo tồn dư mà lợi nhuận cũng có thể tính được nhanh "như điện".

Với cách kinh doanh không "độc" này, chị Giang và nhiều mẹ bỉm sữa khác cải thiện phần nào thu nhập trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước dịch, chị Giang và nhiều bà mẹ bỉm sữa khác trong khu dân cư CT7 (Dương Nội, Hà Đông) chỉ nhận đơn hàng trong khu chung cư để dễ dàng giao hàng, đặt hàng ở khu vực sảnh.

Bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19, những đơn vị này vẫn miệt mài tuyển dụng nhân sự

Dịch bệnh diễn ra phức tạp trong 6 tháng đầu năm 2021 đã ảnh hưởng đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Tuy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN