Đem tiền ra phơi giữa chợ, tưởng điên rồ mà lại cứu sống người dân ở quốc gia này

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Một người kinh doanh tiền tại Zimbabwe, Cuthbert Gudza, giơ tờ 2 USD lên để đánh giá vết rách trên đó và nhẹ nhàng bôi keo để làm cho nó nguyên vẹn trở lại. Sau đó, anh ta phơi nó dưới nắng giữa đường phố để đợi tờ tiền khô, tuyên bố rằng nó "hoàn toàn tốt như mới".

Những tờ đô la Mỹ sờn rách đang tìm một ngôi nhà mới giữa đường phố Harare, nơi chúng được mua với giá chỉ bằng gần một nửa để bán lại kiếm lời sau khi sửa chữa, khi người dân Zimbabwe tìm ra những cách sáng tạo để sống sót sau các cuộc khủng hoảng không ngừng tại nước này.

Sau sự sụp đổ của đồng đô la Zimbabwe vào năm 2009 trong bối cảnh lạm phát kỷ lục, người dân địa phương đã dựa vào đồng đô la cho các giao dịch hàng ngày. Nhưng với khả năng tiếp cận hạn chế đối với đồng tiền của Hoa Kỳ, một số tờ tiền bẩn thỉu, rách nát đang quay trở lại lưu thông một cách mới mẻ.

Đem tiền ra phơi giữa chợ, tưởng điên rồ mà lại cứu sống người dân ở quốc gia này - 1

Bị các siêu thị và những người buôn bán chính thức từ chối, những tờ tiền rách đã tìm được những người như Gudza tại một trung tâm mua sắm nhộn nhịp của thị trấn Kuwadzana, cách trung tâm Harare khoảng 15 km về phía Tây.

Mặc dù các ngân hàng của Zimbabwe được ủy quyền chấp nhận tiền rách, bẩn để đổi lấy những tờ tiền mới, nhưng sự nghi ngờ đối với hệ thống tài chính sau khi người dân mất toàn bộ tiền tiết kiệm do siêu lạm phát đã khiến các nhà giao dịch chợ đen được ưa thích hơn ngân hàng.

Giữa trung tâm mua sắm, một giọng nói ồm ồm từ chiếc loa di động hét lên: “Chúng tôi mua đô la rách với giá tốt, nhanh chóng đến đây”.

Gudza, 33 tuổi, cha của 3 đứa con, cho biết: “Nếu số sê-ri ở cả hai mặt vẫn có thể nhìn thấy được thì đủ điều kiện để bán.”

"Tôi là một người bán khoai tây, nhưng tôi thấy việc mua những tờ đô la Mỹ rách nát là một cơ hội kinh doanh khác. Những tờ tiền này bị từ chối trong các siêu thị, nhưng tôi lấy chúng để bán lại", anh nói.

Đem tiền ra phơi giữa chợ, tưởng điên rồ mà lại cứu sống người dân ở quốc gia này - 2

Nhận thức được xu hướng này, ngân hàng trung ương đã yêu cầu người dân tận dụng các kênh chính thức để đổi tiền cũ.

“Ngân hàng Dự trữ rất rõ ràng về những tờ tiền bẩn và nếu bạn gặp vấn đề, ngân hàng trung ương sẵn sàng đổi lấy những tờ tiền tốt hơn”, thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe, Persistence Gwanyanya, cho biết.

Zimbabwe thường xuyên lọt top đất nước có đồng tiền mất giá nhất thế giới. Đồng tiền đô Zimbabwe đã mất giá gần 80% kể từ tháng 1/2023. Dữ liệu từ cơ quan thống kê Zimbabwe ZimStat cho thấy lạm phát của nước này là hơn 250%. Tuy nhiên, theo giáo sư Hanke, mức lạm phát thực tế có thể lên tới gần 420%.

Năm 2019, chính phủ giới thiệu một loại tiền tệ mới của Zimbabwe và cấm ngoại tệ đối với các giao dịch địa phương. Mặc dù vậy, thị trường chợ đen phát triển mạnh, trong khi đồng tiền của chính phủ nhanh chóng mất giá. Vào tháng 3/2020, chính phủ buộc phải nhượng bộ và bỏ lệnh cấm đối với đồng đô la.

”Cơn bão” sa thải bùng nổ khi công ty công nghệ liên tục rơi vào khủng hoảng

Trong vài tháng qua, một số nhân viên của GoFundMe đã bắt đầu cảm thấy bất an vì các chỉ số của công ty không đạt được một số mục tiêu nhất định. Sau đó, vào một buổi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Reuters, AFP) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN