Để "sống sót" khi thất nghiệp do dịch COVID-19, hãy làm 3 việc này ngay lập tức

Không ít người nhận được email hay những cuộc gọi điện thoại yêu cầu dừng công việc đang làm vô thời hạn vì dịch bệnh. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đề thu nhập và là lúc bạn cần phải sắp xếp lại kế hoạch chi tiêu của mình.

Khi bị mất công việc hay phải giảm lương do công ty khủng hoảng vì dịch bệnh, đó là lúc bạn cần phải sắp xếp lại một số khoản ngân sách chi tiêu hàng tháng để giúp cho tình hình tài chính của chúng ta duy trì ổn định cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường.

Để "sống sót" khi thất nghiệp do dịch COVID-19, hãy làm 3 việc này ngay lập tức - 1

Đây là kế hoạch được những chuyên gia cố vấn tài chính của Business Insider đưa ra nhắm bù đắp tổn thất tài chính gia đình và hy vọng sẽ bù đắp được trong tương lai:

1. Giảm chi tiêu cá nhân

Khoản tiền đầu tiên bạn cần hạn chế là chi tiêu cá nhân của mình. Hãy chia các khoản chi tiêu cho các thành viên trong gia đình, ví dụ như nếu người chồng có thu nhập ổn định hơn thì người đó sẽ trả các khoản tiền như điện nước, thực phẩm,…, trong khi người vợ có khoản thu nhập kém ổn định hơn sẽ dành cho các khoản như tiền tiết kiệm, quỹ hưu trí,…

Lên danh sách chi tiêu và cố gắng cắt giảm các chi phí cá nhân như quần áo và dịch vụ giải trí. Bằng cách cắt giảm những chi tiêu mỗi tháng của cá nhân, chúng ta sẽ có thể tiết kiệm khoảng 1.500 đô la mỗi tháng cho cả gia đình.

2. Giảm tiền tiết kiệm khẩn cấp

Hầu hết các gia đình đều đóng góp vào tài khoản tiết kiệm khẩn cấp mỗi tháng và có thể đưa số tiền đó vào tài khoản trong bất kỳ thời điểm nào trong tháng.

Mục đích của tài khoản tiết kiệm khẩn cấp là giúp bạn trong những hoàn cảnh như thế này, vì vậy việc tiếp tục đóng góp vào tài khoản khẩn cấp khi các thành viên trong gia đình đều mất thu nhập là điều vô nghĩa. Thay vào đó, bạn có thể quyết định lấy số tiền mà bạn thường sẽ đưa vào tài khoản đó và chuyển trực tiếp vào nhu cầu hàng tháng. Bạn sẽ có thêm một khoản tiền kha khá để vượt qua thời kỳ khó khăn này.

3. Tạo một kế hoạch dự phòng

Những thay đổi trên sẽ mang lại hiệu quả ngay lập tức, nhưng nếu hướng tới tương lai, chúng ta cần nhiều hơn thế và cần chắc chắn rằng những khoản chi tiêu trong tương lai có thể đến từ đâu.

Luôn có những khoản tiền mà chúng ta có thể "vay" như khoản tiết kiệm khẩn cấp hay số tiền tiết kiệm cho con cái. Hãy xác định số tiền tiết kiệm và quỹ khẩn cấp để xem bạn có thể trang trải trong thời gian bao lâu và lập kế hoạch dự phòng cho tương lai cho cả gia đình.

Giữa lúc ”khủng hoảng” do dịch bệnh, đầu tư vào đâu là hiệu quả nhất?

Sự sợ hãi và hoảng loạn luôn đem đến những cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo BI) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN