Đầu tư núi tiền làm đường sắt khắp Đông Nam Á, mưu đồ kinh tế của Trung Quốc là gì?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đại dịch Covid-19 càn quét toàn cầu đã làm chậm kế hoạch lớn của Trung Quốc về một tuyến đường sắt cao tốc nối liền nội địa đất liền với các cảng nhộn nhịp của Singapore qua lục địa Đông Nam Á.

Khi công ty thương mại Nhật Bản Itochu và nhà sản xuất xe lửa Hitachi rút khỏi gói thầu trị giá 7 tỷ USD sắp được ký kết để xây dựng một dự án đường sắt cao tốc gần Bangkok, đây dường như là một chiến thắng khác cho Trung Quốc và kế hoạch lớn của họ nhằm kết nối Đông Nam Á thông qua đường sắt.

Trung Quốc liên tục đầu tư các dự án đường sắt tại Đông Nam Á (Nguồn: Nikkei)

Trung Quốc liên tục đầu tư các dự án đường sắt tại Đông Nam Á (Nguồn: Nikkei)

Trong thập kỷ qua, nền kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng với tốc độ chưa từng có. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã đổ hàng tỷ đô la vào các lĩnh vực kinh doanh, bất động sản và cơ sở hạ tầng của khu vực. Các tuyến đường sắt cao tốc mọc lên trên khắp khu vực là một trong những lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất.

Các công ty Trung Quốc hiện đang xây dựng một hệ thống đường sắt cao tốc nối Côn Minh, Lào và Thái Lan. Tất cả các dự án đường sắt cao tốc này sẽ thúc đẩy đáng kể nền kinh tế địa phương bằng cách đẩy thương mại và du lịch, đồng thời cung cấp nhiều việc làm cho các công ty và người dân địa phương. Ngoài ra, chúng sẽ cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn đến nhiều vùng nông thôn trong toàn bộ khu vực.

Mặc dù các tuyến đường sắt cao tốc chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho Đông Nam Á, nhưng đó không phải là chuyến đi suôn sẻ nhất. Các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn tốn nhiều thời gian, chi phí và lao động. Ví dụ, Malaysia đã ngừng phát triển tuyến đường sắt cao tốc từ KL đến Singapore, do lo ngại về nợ quốc gia và ảnh hưởng của Trung Quốc.

Sơ đồ đường sắt Trung Quốc dự kiến đầu tư xây dựng tại Đông Nam Á (Nguồn: Nikkei)

Sơ đồ đường sắt Trung Quốc dự kiến đầu tư xây dựng tại Đông Nam Á (Nguồn: Nikkei)

Một trong những động lực thúc đẩy các dự án đường sắt cao tốc mới này là vốn đầu tư nước ngoài từ cả Trung Quốc. Theo số liệu mới nhất, năm 2017, tổng giá trị hợp đồng xây dựng của Bắc Kinh tại ASEAN đã lên tới ít nhất 19 tỷ USD, cao gấp 2 lần so với 5 năm trước, theo dữ liệu từ Viện Doanh nghiệp Mỹ và Trung tâm Phân tích Mỹ Heritage Foundation.

Đường sắt cao tốc chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đông Nam Á trong thập kỷ tới. Đường sắt sẽ tác động đáng kể đến ba lĩnh vực phát triển: thương mại, du lịch và cộng đồng nông thôn.

Các nhà phân tích nói rằng đường sắt vẫn là một phần quan trọng trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Bắc Kinh. Bắt đầu từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nó sẽ giúp khu vực xa xôi này tiếp cận một số nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời thúc đẩy sự ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đối với các khu vực trong quá trình này.

Những lợi ích kinh tế của đường sắt mới mang lại có thể sẽ rất to lớn. Tuy nhiên, tương lai của đường sắt cao tốc ở châu Á vẫn chưa chắc chắn ở một số nơi trong khu vực do lo ngại chính sách bành chướng của Trung Quốc. Nhiều chuyên gia quan sát trên thế giới lo ngại rằng những chính sách trợ cấp hào phóng này có thể trở thành “bẫy nợ” với các quốc gia kém phát triển.

Nông dân Trung Quốc mang cả lợn đi thế chấp ngân hàng để hồi phục sau đại dịch

Trung Quốc quyết tâm hồi phục lại đàn lợn sau đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua và cho phép các ngân hàng tại nước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Nikkei, Invest Asian) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN