Đầu tư cần biết: 2021 - 2023 là giai đoạn cực nhạy cảm của tài chính, BĐS

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, từ nay đến năm 2021 sẽ chưa có dấu hiệu “đổ bể” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia tài chính thế giới, trong giai đoạn 2021 - 2023 là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với cả thị trường tài chính và thị trường bất động sản.

Đầu tư cần biết: 2021 - 2023 là giai đoạn cực nhạy cảm của tài chính, BĐS - 1

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, từ nay đến năm 2021 sẽ chưa có dấu hiệu “đổ bể” của thị trường bất động sản nhưng chuyên gia tài chính thế giới nhận định, trong giai đoạn 2021 - 2023 là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với cả thị trường tài chính và thị trường bất động sản...

Chia sẻ tại Diễn đàn Toàn cảnh thị trường bất động sản và tài chính Việt Nam mới đây, TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy Ban Giám sát Quốc gia cho rằng, hiện tại thị trường bất động sản vẫn diễn biến ổn định và chưa có dấu hiệu đáng lo ngại về tình trạng “bong bóng” hay “đổ vỡ”.

“Nguồn cầu bất động sản vẫn tăng với cấp độ bình thường. Ít nhất từ nay đến năm 2021 sẽ chưa có dấu hiệu đổ bể của thị trường bất động sản. Sẽ có một sự dịch chuyển dòng vốn rất lớn từ thị trường chứng khoán, thị trường vàng sang thị trường bất động sản nhưng có thể phải tới năm 2019 mới bắt đầu, nhanh thì kéo dài đến năm 2021, còn chậm thì đến năm 2023”.

“Điều đó có nghĩa, giai đoạn từ năm 2021 - 2023 thị trường bất động sản mới lên đến đỉnh điểm và có nguy cơ xảy ra bong bóng, còn hiện nay thì chưa thể xảy ra", ông Nghĩa nhận định.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, không nên kiểm soát tín dụng vào bất động sản một cách hà khắc mà nên kiểm soát tổng tín dụng nói chung. Từ nay đến năm 2021 sẽ chưa có dấu hiệu “đổ bể” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia tài chính thế giới, trong giai đoạn 2021 - 2023 là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với cả thị trường tài chính và thị trường bất động sản.

"Định hướng sắp tới của thị trường bất động sản, ngắn hạn và trung hạn có thể vẫn là nhà ở nhưng triển vọng dài hạn về bất động sản du lịch là rất lớn. Chính phủ nên tập trung nguồn lực để xây dựng hạ tầng phát triển du lịch", TS Lê Xuân Nghĩa phân tích thêm.

Từ góc độ quản lý, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng cho hay, thị trường đang chứng kiến xu hướng chuyển dịch đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Riêng trong quý 1/2019, Việt Nam đã thu hút 1,1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn tiền đang đổ vào 2 lĩnh vực chính là bất động sản công nghiệp và dùng để mua bán và sáp nhập (M&A) các dự án.

Ông Khởi cũng nhắc tới việc mới đây Thủ tướng đã giao giao Bộ Tài chính nghiên cứu một số định chế tài chính như Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ tín thác bất động sản… điều này sẽ giúp huy động các nguồn lực cho thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đang siết tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước mới đưa ra lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định các khoản cho vay của ngân hàng thương mại với khách vay mua nhà, mua đất có số tiền từ trên 3 tỷ đồng theo hệ số rủi ro lên đến 150% (siết tín dụng vay mua nhà trên 3 tỷ đồng).

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng hạn chế nguồn vốn huy động ngắn hạn của các ngân hàng thương mại đem cho vay vào lĩnh vực bất động sản trong trung và dài hạn. Ông Khởi cho rằng, động thái hạn chế này của Ngân hàng Nhà nước khiến các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về vốn.

Bất động sản ”ngấm đòn” siết tín dụng

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tín dụng cho bất động sản đã được kiểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thư ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN