Đâu là phương pháp quản lý tiền bạc hiệu quả, không lãng phí một xu
Khi nói đến việc học cách quản lý tiền bạc, một số quy tắc cơ bản mà bất cứ ai muốn xây dựng sự giàu có cũng cần phải tuân theo.
Vấn đề tài chính cá nhân chỉ có vậy – hoàn toàn thuộc về cá nhân. Hoạt động chi tiêu, thói quen chi tiêu và vấn đề ưu tiên tiền bạc của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, nền tảng để xây dựng sự giàu có luôn giống nhau và không bao giờ thay đổi: Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được, sử dụng phần còn lại để tiết kiệm và đầu tư.
Dưới đây là một số hướng dẫn bạn có thể sử dụng để bắt đầu xây dựng kế hoạch quản lý tiền bạc:
1. Kiểm tra dòng tiền của bạn
Bước đầu tiên để quản lý thành công tiền bạc là kiểm tra dòng tiền của bạn. Nguồn: BI.
Bước đầu tiên là bạn phải biết bạn có bao nhiêu tiền. Thực tế, hầu hết mọi người hiện nay không hề quản lý được số tiền ra và vào tài khoản của họ mỗi tháng.
Bạn cần nhắm đến dòng tiền tích cực - nghĩa là bạn phải kiếm nhiều tiền hơn số tiền bạn chi tiêu. Lập danh sách các chi phí cố định hàng tháng như chi phí nhà ở, chi phí bảo hiểm hay khoản thanh toán nợ nào đó.
2. Đóng góp một phần tiền lương vào các khoản tiết kiệm hưu trí
Nếu công ty nơi bạn làm việc cung cấp loại hình quỹ hưu trí để tiết kiệm cho tương lai, hãy đăng ký và đặt cho mình một tỷ lệ đóng góp thích hợp ngay hôm nay. Cho dù bạn đang đóng góp 2% tiền lương hay 10%, điều đó vẫn tốt hơn là không có gì.
Vì hầu hết loại quỹ này được rút tiền trực tiếp từ số lương nhận được, do đó nó có thể làm giảm thu nhập chịu thuế và bạn sẽ nhanh chóng học cách sống mà không cần đến khoản tiền tiết kiệm đó.
3. Ưu tiên trả hết nợ lãi suất cao
Hầu hết chuyên gia tài chính khuyên bạn nên trả hết nợ lãi suất cao trước khi bắt đầu tiết kiệm hoặc đầu tư. Điều này xuất phát từ lý do nếu khoản nợ của bạn có lãi suất trên 7% thì dù bạn có đầu tư vào chứng khoán có lãi thì cũng không thể dù đắp được số lãi bạn phải trả hàng tháng.
Nếu bạn có một khoản nợ lãi suất thấp, hãy đặt ra số tiền cần trả tối thiểu mỗi tháng nhưng nên là con số lớn nhất có thể. Phân loại khoản thanh toán này dưới dạng chi phí và thiết lập chuyển khoản tự động từ tài khoản mỗi tháng một lần.
4. Tự động hóa khoản tiết kiệm vào một tài khoản riêng
Tiếp theo, thiết lập chuyển tự động từ tài khoản ngân hàng (hoặc thậm chí trực tiếp từ tiền lương nhận được) sang tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao. Đây là “khoản tiền dành riêng cho các mục tiêu”, ví dụ như quỹ khẩn cấp, tiền cho một kỳ nghỉ, đám cưới.
“Bằng cách chia chúng thành các tài khoản hoặc nhóm khác nhau, bạn có thể theo dõi số tiền của mình tốt hơn so với việc gộp tất cả tiền lại với nhau trong một tài khoản duy nhất”, Luis Rosa, một nhà hoạch định tài chính nói với Business Insider.
5. Chi tiêu và tiết kiệm, xem xét khoản tiền còn lại trong tài khoản
Khi các chi phí cố định, mục tiêu tiết kiệm và các khoản tiết kiệm hưu trí đều đã được tự động hóa. Vì các chi phí còn lại như mua sắm tạp hóa hoặc tình huống bất ngờ là không được xem là chi phí cố định hàng tháng, do đó hãy sử dụng số tiền còn lại trong tài khoản kiểm tra của bạn để trang trải các chi phí đó. Nếu bạn thấy mình sắp cạn kiệt, hãy giảm bớt số tiền đóng góp tiết kiệm hoặc giảm một số chi phí liên quan nhà ở.
6. Gặp gỡ cố vấn tài chính
Bạn cũng có thể xem xét việc thuê một cố vấn tài chính nếu bạn quá lo lắng khi phải đưa ra các quyết định tài chính lớn như cân bằng nhiều mục tiêu tài chính, quản lý doanh nghiệp hoặc thiết lập một kế hoạch tiết kiệm hưu trí.
Một kế hoạch tài chính đạt hiệu quả khi nó có thể giúp tổ chức cân đối bức tranh tài chính tổng thể của bạn, bao gồm việc thiết lập chiến lược đầu tư và tiết kiệm hưu trí; lập kế hoạch cho các chi phí lớn như mua nhà hoặc có con; ngân sách và chi tiêu hàng ngày; cộng với kế hoạch thuế và bất động sản.
Bạn có đang tuân theo quy tắc nào không?