Đâu là cứu cánh cho nước Nga trước các lệnh trừng phạt kinh tế?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể tạo ra một huyết mạch cứu trợ tài chính cho Nga nếu Bắc Kinh quyết định chống lại các nỗ lực của phương Tây nhằm loại bỏ đối tác chiến lược của Nga ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Trung Quốc có giao dịch hoán đổi tiền tệ trị giá hàng tỷ USD với ngân hàng trung ương của Nga, cho phép hai quốc gia cung cấp thanh khoản cho các doanh nghiệp để họ có thể tiếp tục giao dịch.

Trung Quốc cũng cho các ngân hàng của Nga tham gia vào hệ thống thanh toán riêng của nước này. Đây được coi là một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT mà nhiều ngân hàng của Nga sẽ bị cấm sử dụng.

Đâu là cứu cánh cho nước Nga trước các lệnh trừng phạt kinh tế? - 1

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu sự hỗ trợ có được Bắc Kinh thực sự thực hiện hay không, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) vẫn chưa tiết lộ cách thức họ sẽ phản ứng với các lệnh trừng phạt của Nga. Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang có những bước đi thận trọng. Hai ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc đang hạn chế tài chính để mua hàng hóa của Nga.

Sự trợ giúp lớn nhất đối với Nga có thể đến từ tài sản bằng đồng nhân dân tệ được nắm giữ trong kho dự trữ ngoại hối. Khoảng 13% dự trữ của Nga, hoặc ước tính 77 tỷ USD, nằm trong tài sản của Trung Quốc tính đến tháng 6 năm 2021, số liệu gần đây nhất từ Ngân hàng Trung ương Nga. Bán bớt số cổ phiếu nắm giữ đó sẽ mang lại cho Nga tính thanh khoản rất cần thiết.

Yu Lingqu, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu tài chính tại Viện Phát triển Trung Quốc, cho biết: “Tài sản của Trung Quốc và đồng nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối của Nga có thể là công cụ hữu hiệu để Nga chống lại tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu”.

Các quốc gia phương Tây đã công bố các biện pháp hạn chế đóng băng gần một nửa dự trữ của Nga trong Nhóm G7. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không ký vào các lệnh trừng phạt đó và Hoa Kỳ, châu Âu và các nước khác không thể ngăn cản Nga tiếp cận nguồn dự trữ của họ trong tài sản của Trung Quốc, theo nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu Josep Borrell.

Ông Borrell cho biết các quốc gia phương Tây không thể phong tỏa dự trữ của NHTW Nga ở Moscow hoặc ở Trung Quốc. Ông lưu ý rằng Nga đã chuẩn bị tài chính cho tình huống này trong vài năm qua bằng cách giảm tài sản bằng USD và chuyển sang dự trữ đồng euro và nhân dân tệ.

Với việc các ngân hàng Trung Quốc bắt đầu hạn chế tài chính trong nhập khẩu hàng hóa của Nga, thỏa thuận hoán đổi 150 tỷ nhân dân tệ (24 tỷ USD) có thể được sử dụng để giúp các công ty Trung Quốc thanh toán cho việc nhập khẩu các sản phẩm năng lượng của Nga.

Các lệnh trừng phạt cũng có thể thúc đẩy hệ thống thanh toán trong nước của Trung Quốc đối với các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ xuyên biên giới. Được ra mắt bởi ngân hàng trung ương Trung Quốc vào năm 2015, Hệ thống Thanh toán Liên ngân hàng Xuyên biên giới (CIPS) được coi là một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu do Mỹ chi phối, trong đó có SWIFT.

CIPS có nhiều ngân hàng địa phương tại Nga tham gia. Tuy nhiên, quy mô của CIPS vẫn nhỏ hơn so với SWIFT. Hệ thống này chỉ có 75 ngân hàng tham gia trực tiếp, hầu hết là các ngân hàng Trung Quốc, cùng 1.205 ngân hàng tham gia gián tiếp. Trong khi đó, SWIFT có hơn 11.000 tổ chức thành viên và đồng nhân dân tệ chỉ chiếm 3% các khoản thanh toán qua hệ thống vào tháng 1 vừa qua.

“Jack Ma của nước Nga”: Từ giáo viên thành nữ tỷ phú giàu nhất nước

Bà mẹ 4 con và là cựu giáo viên dạy tiếng Anh, Tatyana Bakalchuk đã trở thành người phụ nữ giàu nhất nước Nga vào năm 2021.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN