Đất hiếm sẽ là “mặt trận chiến tranh tỷ đô” mới trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Trung Quốc đe dọa sẽ hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng leo thang

Trung Quốc đe dọa sẽ hạn chế xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng leo thang. Quốc gia châu Á này là nhà sản xuất và xuất khẩu khoáng sản đất hiếm lớn nhất thế giới.

Đất hiếm là 17 nguyên tố hóa học, được sử dụng trong mọi thiết bị công nghệ hiện nay, từ điện tử tiêu dùng công nghệ cao đến thiết bị quân sự. Chúng có thể được tìm thấy trong iPhone, tên lửa, tua-bin gió, vệ tinh, vũ khí quân dụng, thiết bị nhìn đêm và động cơ xe điện. Cái tên cho thấy chúng không có nhiều trong tự nhiên, được khai thác và sản xuất với số lượng rất nhỏ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc thực hiện các hoạt động thương mại bất thường, gây mất cân bằng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuần trước, tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, với tổng trị giá lên tới 200 tỷ USD. Thuế quan đang gây tổn hại vô cùng lớn cho nền kinh tế Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn chưa muốn dừng lại các động thái áp đặt của mình. Theo quan điểm từ phía Trung Quốc, việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sẽ gây tổn hại cho các công ty ở Mỹ và buộc họ phải xoa dịu lập trường đối với nước này.

Đất hiếm sẽ là “mặt trận chiến tranh tỷ đô” mới trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - 1

Đất hiếm sẽ là “mặt trận chiến tranh tỷ đô” mới trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (nguồn: Livemint)

Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ khoáng sản đất hiếm lớn nhất thế giới. Xuất khẩu của Trung Quốc đáp ứng khoảng 80% nhu cầu của thế giới đối với loại khoáng sản này, khoảng 156.000 tấn mỗi năm. Quân đội Mỹ cũng từng bày tỏ sự lo lắng về sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm, một báo cáo của Reuters cho biết vào năm ngoái. Một số chuyên gia cho rằng đất hiếm có thể gây nguy hiểm cho các chương trình quân sự của Hoa Kỳ và làm tổn thương các công ty tiêu dùng của Hoa Kỳ vì các công ty sẽ phải nhập nguồn nguyên liệu đắt tiền từ một nơi khác.

Trung Quốc đã tiến hành tăng giá đất hiếm một cách kỷ lục trong thời gian qua. Giá đất hiếm neodymium đã tăng lên mức hơn 63 USD/kg, cao nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Giá neodymium đã tăng 30% kể từ hôm 20/5. Loại đất hiếm này là vật liệu quan trọng để sản xuất nam châm dùng trong động cơ và tua bin. Đất hiếm oxit gadolinium đã tăng 12,6% so với ngày 20/5, đạt mức giá 192.500 NDT/tấn, cao nhất trong 5 năm qua.

Các mỏ khai thác khoáng sản đất hiếm thường là nơi công nhân tiếp xúc với các chất độc hại và điều kiện làm việc nguy hiểm với tiền lương ít ỏi. Nước thải từ các mỏ khai thác này gây độc cho đất và nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, hầu như tất cả các công ty điện thoại thông minh đều dựa vào chuỗi cung ứng đất hiếm. Tái chế là việc làm không thể vì mỗi thiết bị sử dụng rất ít thành phần là đất hiếm.

Mỏ khai thác đất hiếm tại California, được điều hành bởi Hiệp hội khai thác mỏ MP Mine của Hoa Kỳ, là cơ sở sản xuất đất hiếm duy nhất tại nước này. Tuy nhiên, họ vẫn phải vận chuyển sản lượng đất hiếm sơ chế để tinh chế ở Trung Quốc. Trung Quốc hiện áp dụng mức thuế 10% đối với hoạt động này, nhưng có thể tăng lên 25% do chiến tranh thương mại.

Sau Huawei, Mỹ xem xét trừng phạt một loạt công ty Trung Quốc

Theo hãng tin Bloomberg, Hoa Kỳ đang xem xét cắt đứt nguồn cung cấp linh kiện công nghệ quan trọng từ Mỹ tới năm công ty Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (theo Livemint) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN