Đang ngồi tù, người đàn ông này vẫn kiếm ra 142 tỷ đồng nhờ cách đầy bất ngờ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ross Ulbricht đã bị kết án và đang thụ án chung thân vì những tội danh liên quan đến hành vi vận hành Silk Road - một thị trường web đen.

Ross Ulbricht, 37 tuổi, đã bán Token không thể thay thế (NFT) đầu tiên của mình, một bản vẽ phác thảo bằng bút chì có tiêu đề Perspective, với giá 6,2 triệu USD (~142 tỷ đồng) tại một cuộc đấu giá của Art Basel Miami thông qua nền tảng SuperRare.

Ulbricht đã bị kết án và đang thi hành án tù chung thân vì các tội danh liên quan đến hoạt động của mình trên trang web đen Silk Road, nơi mọi người mua bán ma túy, giấy tờ tùy thân giả và hàng hóa bất hợp pháp khác - thường là bằng Bitcoin.

NFT đầu tiên được bán từ bộ sưu tập của Ulbritcht là một bản phác thảo bằng bút chì có tên là “Phối cảnh”

NFT đầu tiên được bán từ bộ sưu tập của Ulbritcht là một bản phác thảo bằng bút chì có tên là “Phối cảnh”

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Blockworks, số tiền đấu giá này được cho huy động từ hơn một nghìn nhà đầu tư tiền mã hóa thông qua FreeRossDAO – loại hình tổ chức tự trị phi tập trung – một nửa trong số nguồn quỹ này được sử dụng để mua file NFT của Ulbricht.

FreeRossDAO được thành lập từ tháng 11 năm nay khi bộ sưu tập NFT của Ulbricht được công bố. Trong đó, Genesis Collection của Ross Ulbricht thể hiện câu chuyện của bản thân, từ một đứa trẻ mới biết đi đến việc tìm thấy chính mình sau song sắt ở tuổi 29, và sẽ sử dụng tiền để tài trợ cho nỗ lực phát hành sản phẩm của anh ta.

Bộ sưu tập này cũng bao gồm một hình hoạt họa gốc được tạo ra bởi một nghệ sĩ nghe nhìn Levitate, với giọng nói của Ross, lấy cảm hứng từ trải nghiệm của anh ta trong tù.

“Tất cả số tiền thu được từ Genesis Collection của Ross Ulbricht sẽ không thuộc sở hữu của Ross Ulbricht hoặc gia đình anh ta, mà bởi một tổ chức riêng biệt hợp pháp sẽ phân phối lại số tiền thu được cho quỹ Art4Giving và nỗ lực giải phóng cho Ross Ulbricht,” trang web gây quỹ FreeRossDAO cho biết. 

Không giống như thông thường, đối với hầu hết tù nhân, ngay cả việc gửi một bức email cũng tốn tiền, và gánh nặng tài chính này thường rơi vào các gia đình có người bị giam giữ. Một báo cáo trên tờ Newsweek đầu năm nay cho biết, các tù nhân sẽ tốn đến 25 cent để gửi được một bức email và một tin nhắn video còn có giá đến 75 cent.

Ngân hàng đua nhau tăng lãi suất dịp cuối năm, gửi tiền ở đâu có lợi nhất?

Trong dịp cao điểm cuối năm, các ngân hàng đua nhau tăng mạnh lãi suất huy động nhằm thu hút khách hàng gửi tiền.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo IE) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN