Đại học Quốc gia Hà Nội, TP. HCM thu ngoài quy định bao nhiêu tiền?

Trong khi nhiều khoản thu của các trường đại học công lập bị đánh giá là ngoài quy định thì quỹ học bổng tại các trường lại chưa đảm bảo tỷ lệ tối thiểu.

Ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 3 đã nêu lên vấn đề này tại hội thảo "Cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập - Vấn đề đặt ra và và vai trò của Kiểm toán Nhà nước".

Trong báo cáo gửi tới hội thảo, ông Thăng nêu lên vấn đề, hiện tại, các trường chưa được chủ động trong việc quyết định mức thu học phí mà còn phụ thuộc vào các quy định mức trần học phí của Nghị định 86/2015/NĐ-CP, NQ 77/NQ-CP.

Các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do ngân sách Nhà nước cấp kinh phí giảm. Điều này dẫn đến một số trường đại học công lập còn tình trạng thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản thu ngoài quy định về thu học phí.

Ông khẳng định, số liệu kiểm toán tại một số trường đại học công lập cho thấy số thu học phí vượt quy định, thu học lại, thu cải thiện điểm, thu tiền nhập học, làm thẻ, tài liệu cho sinh viên, thu tiền cấp chứng chỉ ngoài quy định hơn 14 tỷ đồng.

Trong số này, số tiền ngoài quy định tại 5/7 cơ sở giáo dục được kiểm toán trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là hơn 702 triệu đồng; tại 5/9 cơ sở giáo dục đại học được kiểm toán thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM 4,4 tỷ; tại 5/13 đơn vị được kiểm toán thuộc Bộ GD&ĐT 9,3 tỷ.

Đại học Quốc gia Hà Nội, TP. HCM thu ngoài quy định bao nhiêu tiền? - 1

Các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do ngân sách Nhà nước cấp kinh phí giảm.

Tuy nhiên, trả lời thêm về vấn đề trên, ông thừa nhận, các khoản thu trên là nhu cầu thật và phát sinh chi phí thật. Vấn đề là chính sách hiện không quy định rõ những khoản này nên các trường rơi vào cảnh, không vượt rào thì hạn chế trong thực hiện chức năng nhiệm vụ mà vượt rào thì vướng pháp luật.

Ở hướng khác, theo ông Thăng, trường đại học công lập thực hiện tăng thu dịch vụ đào tạo theo lộ trình đồng nghĩa với việc gia tăng gánh nặng đóng học phí lên người học. 

Tuy nhiên, Nhà nước chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc các cơ sở giáo dục công lập phải duy trì và nâng cao năng lực của quỹ học bổng từ các nguồn thu hợp pháp.

Theo ông, hầu hết các trường đại học công lập không chú trọng việc tạo lập quỹ học bổng, chưa có chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo hiếu học. Việc này dẫn đến tình trạng người dân nghèo hiếu học, học giỏi nhưng không được học do mức học phí cao. 

"Cụ thể số liệu kiểm toán cho thấy một số đơn vị chi quỹ học bổng chưa đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 8% quy định, tổng số học bổng chi thiếu 42,6 tỷ đồng tại 8/12 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được kiểm toán năm 2017" báo cáo của ông Thăng nêu lên.

Nói thêm về vấn đề này, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên thừa nhận, cơ chế chi hiện đang vướng, đặc biệt định mức chi phí hiện có nhiều lạc hậu. Vấn đề này Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện ra nhưng khó giải quyết.

Ông lấy ví dụ về về quy định mỗi giảng viên mỗi năm chỉ giảng 360 giờ nhưng thực tế có giảng viên 1 năm giảng hàng nghìn giờ. Việc này theo quy định là phải xử lý nhưng thực tiễn theo ông thì khó vì ngay từ định mức đã thiếu sự phù hợp.

Theo ông, thời gian tới, phía Kiểm toán Nhà nước sẽ tiếp tục đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường. Ông nhấn mạnh việc sẽ đánh giá xem các trường có đảm bảo vừa tự chủ vừa thực hiện được trách nhiệm, nghĩa vụ đào tạo đảm bảo chất lượng hay không. 

Tổng Kiểm toán Nhà nước thông tin ”10 vụ kiện cơ quan thuế thua cả 10”

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/3, Tổng KTNN Hồ Ðức Phớc lý giải vụ việc “10 vụ kiện cơ quan thuế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN