Đại gia Việt làm gì sau khi ra tù?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từng vướng vòng lao lý song nhiều đại gia Việt vẫn nỗ lực dựng lại nghiệp lớn sau khi ra tù.

Đại gia Trầm Bê ngồi ghế hội đồng quản trị bệnh viện

Mới đây, Công ty CP Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Triều An đã bầu ông Trầm Bê (sinh năm 1959) làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022 - 2027, với tỷ lệ tán thành suýt soát 99%.

Như vậy, đại gia Trầm Bê quay lại thương trường sau khi hoàn thành thi hành 2 bản án hình sự, với tổng cộng 7 năm tù.

Ông Trầm Bê trở lại thương trường sau ra tù. Ảnh: Zing 

Ông Trầm Bê trở lại thương trường sau ra tù. Ảnh: Zing 

Trước đó, ông Trầm Bê là người sáng lập và Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An. Sau đó, ông Trầm Bê đã rời khỏi các vị trí lãnh đạo tại bệnh viện này sau khi vướng vòng lao lý bởi vụ án tại Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) và Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) năm 2017.

Đại gia Hải đồ cổ

Đại gia đất cảng Hải đồ cổ (tên thật Bùi Xuân Hải) là cái tên nổi danh chốn thương trường. Cách đây 30 năm, khối tài sản của vị đại gia "khủng" đến mức ai nghe cũng trầm trồ. Nhưng sau đó, cuộc đời của ông trải qua nhiều thăng trầm, từng ở đỉnh cao nhưng cũng có lúc trắng tay, 4 lần vào tù ra tội.

 Đại gia Hải đồ cổ. Ảnh: Internet

 Đại gia Hải đồ cổ. Ảnh: Internet

Dù vậy, ý chí làm giàu của ông chưa bao giờ bị dập tắt. Sau mỗi lần ra tù, ông Hải đồ cổ lại tiếp tục thành lập xí nghiệp. Hiện nay, khi đã ở tuổi 70, đại gia đất Cảng vẫn đam mê với công nghệ kỹ thuật cao - vẽ vàng lên sứ. Những sản phẩm của ông được nhiều đối tác nước ngoài khen ngợi.

Đại gia Lê Ân

Được biết đến là một đại gia vươn lên từ con số 0 tròn trĩnh, đại gia Lê Ân đã trải qua không ít khó khăn, lăn lộn đủ nghề từ may vá, nấu xà bông đến kinh doanh phế liệu, thuốc tây... Suốt chặng đường gây dựng sự nghiệp, đại gia Lê Ân phải đương đầu nhiều biến cố, từng “ra tù vào tội”.

Đại gia Lê Ân. Ảnh: Dân Việt 

Đại gia Lê Ân. Ảnh: Dân Việt 

Ngày 28/5/2001, ông bị tuyên phạt 20 năm tù giam với tội danh "Cố ý làm trái", án phạt chung thân với tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và án tử hình với tội danh "Lập ngân hàng huy động vốn để lừa đảo". Không phục bản án dành cho mình, Lê Ân làm đơn kháng cáo và giao nộp toàn bộ các chứng từ của VCSB cho cơ quan điều tra để chứng minh mình vô tội. Đại gia Lê Ân đã thành công, các tội danh của ông được giảm xuống thành "Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng", với mức phạt tù 12 năm.

Trong thời gian thụ án, do cải tạo tốt nên tháng 8/2005, đại gia Lê Ân được đặc xá ra tù trước thời hạn.

Ra tù, "đại gia" một thời đã phải trải qua rất nhiều khó khăn mới giữ lại được công ty Lê Hoàng, khắc phục hậu của ngân hàng VCSB và thành lập làng du lịch Chí Linh. Đại gia Vũng Tàu từng tuyên bố, hiện công việc kinh doanh của ông khá thuận lợi với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Đại gia thủy sản Dương Ngọc Minh

Ông Dương Ngọc Minh (sinh năm 1965 ở TP HCM) từng có 6 năm ngồi tù và hiện đang là doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực thủy sản. Sau ngày đất nước thống nhất, ông thành lập Nông trường Duyên Hải, áp dụng thí điểm mô hình nuôi tôm, lấy thu bù chi. Năm 1984, ông được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc công ty Đông lạnh Hùng Vương, một doanh nghiệp nhà nước tại quận 6, TP HCM.

 Ông Dương Ngọc Minh. Ảnh: Internet

 Ông Dương Ngọc Minh. Ảnh: Internet

Sau một thời gian hoạt động, công ty Hùng Vương nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Năm 1995, tỷ giá USD biến động chóng mặt khiến công ty lâm vào vỡ nợ, phá sản. Giám đốc Dương Ngọc Minh phải ra tòa và nhận án tù vì tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

Năm 2003, sau khi ra tù, không chấp nhận lời mời phụ việc cho người quen, ông quyết làm lại từ hai bàn tay trắng. Ông vay mượn rồi mở công ty thủy sản, vẫn giữ tên Hùng Vương từng gắn bó với mình từ thủa ban đầu. Nhưng thay vì chọn hàng tôm, ông chuyển sang cá tra là sản phẩm chủ lực.

Với tài kinh doanh với sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, ông đã gặt hái được nhiều thành công và được gọi là "vua cá tra".

Nguồn: [Link nguồn]

Lãi suất ngân hàng đang “quá tầm với” của doanh nghiệp?

Tính đến hết tháng 5, tín dụng trong nền kinh tế đạt trên 12,8 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022, trong khi cùng kỳ năm trước tăng khoảng 8%. Điều này cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Minh (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN