Đại gia Việt chi triệu đô mua phi cơ rồi cho thuê giá... 1 đồng
Thời điểm mua phi cơ, bầu Đức là người đứng đầu trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt. Sau này, ông Trần Đình Long cũng không kém cạnh khi chi 5 triệu USD mua phi cơ nhưng cho Hòa Phát thuê lại với giá ... 1 đồng/năm.
Đại gia phố núi chơi trội, sắm phi cơ đầu tiên ở Việt Nam
Trong số các đại gia Việt, ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) là người đầu tiên công khai chuyện mua máy bay riêng. Năm 2008, ông Đức đã bỏ 5,1 triệu USD mua chiếc máy bay hãng Beechcraft King Air 350.
Thời điểm đó, bầu Đức là một trong những doanh nhân có số tài sản “khủng” nhất, là người đứng đầu trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.
Bầu Đức là đại gia Việt đầu tiên sắm phi cơ riêng.
Đường bay chủ yếu của King Air 350 là kết nối từ TP.HCM đến các dự án của Hoàng Anh Gia lai ở trong nước và các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Myanmmar với tầm bay hơn 2.000 km.
Bầu Đức cho hay sau gần 5 năm sử dụng máy bay riêng, ông tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho việc đi lại. Trên không cũng như đường bộ, đôi khi cảnh "tắc" đường hàng không cũng xảy ra nhưng thời gian chờ đợi trên không chỉ khoảng 5-10 phút.
Đại gia Việt và những câu nói "bất hủ" về tiền bạc
Ông Đức cho rằng máy bay cũng giống như ô tô, sau 3 năm liên tục sử dụng, người ta cũng có nhu cầu sắm mới. Ông Đức cũng đang có kế hoạch đặt mua một chiếc khác thiết kế theo ý mình để thuận tiện hơn cho công việc.
Sở hữu máy bay riêng là một cuộc chơi tốn kém. Nếu các ông chủ liên tục gặp khó khăn thua lỗ thì việc nuôi máy bay chẳng khác nào đốt tiền. Chiếc chuyên cơ riêng được bầu Đức “đánh tiếng” sang nhượng từ năm 2013. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã ngỏ ý mua lại để sử dụng vào mục đích bay kiểm tra thiết bị thu - phát sóng trên các đường bay... nhưng sau đó, thương vụ này lại về tay Vietstar Airlines là hãng bay hoạt động trong lĩnh vực hàng không chung. Giá bán chiếc King Air350 không được tiết lộ.
Cận cảnh chiếc phi cơ của bầu Đức
Thực tế, để đưa vào khai thác, ông chủ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) còn tốn thêm khoảng 2 triệu USD nộp thuế, thuê tổ lái, bảo dưỡng kỹ thuật... Mỗi tháng, Bầu Đức bỏ khoảng 300 triệu đồng cho chiếc phi cơ riêng.
Đầu năm 2015, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai được dư luận chú ý sau khi chiếc phản lực Legacy 600 thường được vị doanh nhân này sử dụng để di chuyển, thay cho chiếc Beechcraft King Air 350 quen thuộc. Những ngày đầu năm mới 2015, phi cơ này cũng thường đậu tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Trao đổi với VnExpress, một nguồn tin thân cận khẳng định chiếc phi cơ này thực tế đã được vị doanh nhân đặt mua từ năm 2010, thiết kế nội thất đặt riêng và theo kế hoạch chậm nhất sẽ nhận phi cơ vào 2012. Tuy nhiên, vì nhiều lý do đến đầu năm 2015 chiếc máy bay mới sẵn sàng sử dụng.
Cũng theo vị này, việc đổi phương tiện là nhằm phục vụ nhu cầu công việc của Bầu Đức. Khác với Beechcraft King Air 350, chiếc Legacy 600 có tầm bay xa hơn, giúp doanh nhân này tới được các thị trường mới mà ông đầu tư.
Đây là loại phản lực tầm trung dành cho thương gia, có thể chở 13 người, buồng lái có 3 chỗ dành cho phi hành đoàn, thân dài 26,33 m, sải cánh 21,17 m, vận tốc cực đại 834 km mỗi giờ.
Thông tin trên trang Controller.com cho thấy dòng máy bay Legacy 600 đã qua sử dụng dao động khoảng 6,5-12,9 triệu USD/chiếc tùy theo đời (cũ hay mới) và số giờ bay. Legacy 600 cũng đã được giới thiệu ở Việt Nam năm 2010 với giá chào khoảng 27,5 triệu USD.
Chi 5 triệu USD sắm phi cơ rồi cho thuê với giá… 1 đồng
Chủ nhân chếc máy bay riêng thứ 2 tại Việt Nam là ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát, người lọt top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt khi đó. Vị doanh nhân này đã bỏ ra hơn 17,4 tỷ đồng để sắm cho mình một chiếc máy bay phục vụ nhu cầu công việc.
Phi cơ của ông Trần Đình Long
Chiếc trực thăng này có 6 chỗ ngồi, kể cả phi công. Đây là loại máy bay tầm ngắn chỉ có thể bay trong phạm vi bán kính hẹp. Giá mua ban đầu của chiếc trực thăng này vào khoảng 3 triệu USD, cộng các loại thuế và chi phí phát sinh, dự kiến là gần 5 triệu USD Mỹ (tương đương 96 tỷ đồng khi ấy).
Tuy nhiên, ông Trần Đình Long đã quyết định cho Tập đoàn Hòa Phát thuê chiếc trực thăng trị giá gần 5 triệu USD của mình với giá 1 đồng cho 1 năm sử dụng. Máy bay được Tập đoàn Hòa Phát toàn quyền sử dụng cho mục đích công việc.
Khác với chiếc phản lực của bầu Đức, trực thăng của ông Long chỉ được bay khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng. Theo quy định, những máy bay bay ngoài đường hàng không (mực bay thấp) và máy bay trực thăng trước khi cất cánh phải được Bộ Quốc phòng cho phép.
Tuy nhiên, để “nuôi” phi cơ này, mỗi tháng ông Long phải ném vào đó thêm vài trăm triệu đồng để thuê bến đỗ. Vị đại gia này từng quyết định thuê nguyên một mảnh đất rộng chục hecta tại tỉnh Yên Bái để làm sân bay cho riêng mình.
Theo một nguồn tin thân cận của ông Long, cộng tất cả các chi phí lại, mỗi tháng đại gia Trần Đình Long phải mất trên dưới 2 tỷ đồng “nuôi” máy bay. Số tiền này có thể mua được một chiếc ô tô hạng sang.
Kể từ thời điểm mua máy bay cho đến năm 2011, chỉ tính riêng tiền chi phí "nuôi" máy bay hàng tháng, vị đại gia này đã “đốt” khoảng hai chục chiếc ô tô hạng sang.
Cuối năm 2011, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát đã bán lại máy bay cho chính công ty mà ông đã mua. Sau đó, ông Long đã mua máy bay trực thăng mới 12 chỗ thuộc dòng EC155B1. So với phi cơ trước đó, chiếc trực thăng loại 12 chỗ ngồi này hiện đại hơn rất nhiều.
Nguồn: [Link nguồn]
Sáng nay, giá vàng quay đầu giảm mạnh trong bối cảnh lo ngại các nền kinh tế sẽ bị phong tỏa trở lại khi dịch Covid-19...