Đại gia tuần qua: Sếp cũ General Motors tiết lộ cách làm "lộn ngược" của ông Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng muốn công khai mọi hình ảnh về dự án ô tô ngay từ đầu chứ không hề bảo mật như các các hãng ô tô lớn trên thế giới.

Quy trình làm ô tô của VinFast ngược với thế giới

Mới đây, tiết lộ trên báo chí, ông James B. DeLuca, Tổng giám đốc VinFast, đồng thời là cựu Phó Chủ tịch điều hành hoạt động sản xuất toàn cầu General Motors tỏ ra bất ngờ về cách làm việc khi tới Việt Nam.

Đại gia tuần qua: Sếp cũ General Motors tiết lộ cách làm "lộn ngược" của ông Phạm Nhật Vượng - 1

Theo ông, cách làm của các hãng ô tô lớn trên thế giới là giấu kín sản phẩm, âm thầm nghiên cứu. Những hình ảnh ban đầu với lớp ngụy trang tối thiểu chỉ để lộ trong khoảng vài tháng trước khi công bố chính thức.

Tuy nhiên, theo ông, với VinFast, tất cả bản vẽ sơ khai của xe được công bố rộng rãi ngay từ đầu. Ông cho biết, ông Phạm Nhật Vượng muốn công khai mọi thứ ngay từ đầu để tạo sự hứng khởi cho khách hàng, duy trì sức nóng dự án.

Theo vị tổng giám đốc VinFast, muốn phát triển một sản phẩm thường phải mất 36-60 tháng nhưng ông Vượng không muốn tốn nhiều thời gian như vậy. Thực tế, VinFast cho ra mắt chiếc xe đầu tiên sau 21 tháng.

Kem Thủy Tạ tăng vốn gấp 10, thay một loạt lãnh đạo

Công ty cổ phần Thủy Tạ (mã CK: TTJ) vừa được các cổ đông thông qua bầu lại toàn bộ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ lên gấp 10 lần.

Cụ thể, 5 thành viên cũ trong Hội đồng quản trị và 3 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018 - 2022 của Thủy Tạ đồng loạt có đơn xin từ nhiệm và được thông qua tại phiên họp thường niên của đơn vị này.

Với ban thành hội đồng quản trị mới, đáng chú ý là ông Vũ Thanh Sơn - Tổng giám đốc Hapro, bà Nguyễn Hồng Hải - Trưởng ban kiểm soát Hapro và và ông Phạm Hồng Thái - Tổng giám đốc Intimex Việt Nam.

Ngoài ra, các cổ đông cũng thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, gấp 10 lần mức vốn cuối năm 2018. 

Trước đó, năm 2018, doanh thu Thủy Tạ chỉ đạt hơn 102 tỷ đồng, bằng 85,12% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế của Thủy Tạ chỉ đạt hơn 2,9 tỷ đồng, đạt 30,72% so với kế hoạch và bằng 40,37% so với năm 2017.

Đại gia cao tốc ôm nợ trăm tỷ 

Tuần qua, Chính phủ đã có tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ khoản 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn các dự án quan trọng quốc gia cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. 

Theo đó, mặc dù đã triển khai gần 10 năm và có 3 năm chính thực đưa vào khai thác nhưng các khoản Nhà nước cam kết hoàn trả cho nhà đầu tư là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) vẫn chưa được thực hiện. 

Đại gia tuần qua: Sếp cũ General Motors tiết lộ cách làm "lộn ngược" của ông Phạm Nhật Vượng - 2

Trong khi ấy, trước đó, VIDIFI trước đó đã phải vay 4.069 tỷ đồng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để chuyển cho các địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn 2008-2010.

Bởi thế, tiền lãi phát sinh bởi khoản vay trên hiện đã lên đến trên 800 tỷ đồng. VIDIFI hiện vẫn phải vay với lãi suất 10%/năm cho các khoản trên.

Bàn tại nghị trường Quốc hội về vấn đề này, 2 luồng ý kiến được nêu lên. 1 là đồng tình với đề xuất của Chính phủ như trên. Hai là không nên dành số tiền lớn như trên cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mà cần ưu tiên cho công tác xử lý phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.

“Vua tôm” Minh Phú bị cáo buộc tránh thuế bán phá giá tại Mỹ?

Tuần qua, một số tờ báo nước ngoài dẫn bức thư gửi cho Cục Hải quan và Biên phòng (CBP) của đại diện của bang Illinois - ông Darin LaHood cho biết đã nhận được một đơn kiện liên quan tới việc Tập đoàn Minh Phú của Việt Nam tránh thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ tại Mỹ.

Cụ thể, Minh Phú bị cáo buộc mua một lượng lớn tôm đông lạnh của Ấn Độ, chế biến ở mức "tối thiểu" tại Việt Nam và bán qua Mỹ như là sản phẩm của Việt Nam. Bức thư nêu lên, nếu đúng, CBP phải giải quyết việc tránh chống bán phá giá với tôm Ấn Độ cũng như việc dán nhãn sai của hàng hóa càng sớm càng tốt.

Đại gia tuần qua: Sếp cũ General Motors tiết lộ cách làm "lộn ngược" của ông Phạm Nhật Vượng - 3

Lên tiếng trên báo chí sau đó, một đại diện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết thông tin này cần xác minh và điều tra làm rõ.

"Chúng tôi phải tuân thủ theo quy định của nước sở tại. Có thể ở một số thị trường không khó tính thì họ không có yêu cầu có thể làm được. Về thị trường Mỹ, yêu cầu khắt khe nên chúng tôi phải kiểm soát chặt chẽ", đại diện phía Minh Phú cho hay.

Vì sao em trai Bầu Đức muốn thoái hết cổ phần tại Hoàng Anh Gia Lai

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố văn bản đăng ký bán cổ phần tại Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Thu, em trai của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức). 

Theo đó, ông Thu muốn bán toàn bộ hơn 5 triệu cổ phiếu tại Hoàng Anh Gia Lai với mục đích cân đối tài chính cá nhân theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận qua sàn.

Theo tính toán, với mức giá hiện là gần 5.000 đồng/cp, thương vụ trên có thể giúp ông Thu nhận về gần 25 tỷ đồng.

Ông Đoàn Nguyên Thu hiện là thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai. Ông Thu cũng từng là Thành viên Hội đồng quản trị Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) nhưng đã từ nhiệm vào năm 2018 để nhường vị trí trong HĐQT cho nhân sự của Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco).

Đại gia tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng lộ tham vọng khủng thế nào?

Vinhomes của ông Phạm Nhật Vượng trong năm 2019 dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế lên tới 20.600 tỷ đồng, tăng gần 40%...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Doanh nhân và 1001 cách làm giàu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN