Đại gia tuần qua: Sau tin vui là "một trời giông bão" với đại gia nặng lòng với bóng đá?
Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong tuần sau loạt thông tin vừa mừng vừa lo.
HAGL báo tin vui với Thaco nhưng lo bị thu hồi đất ở Campuchia?
Thông tin đầu tiên liên quan tới bầu Đức tuần qua là việc Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) và Hoàng Anh Gia Lai đã ký thêm phụ lục hợp đồng.
Hợp đồng này nhằm phân phối trái cây xuất khẩu cho thị trường cao cấp, bao tiêu trái cây để chế biến, cung cấp dịch vụ kho lạnh, logistic và xuất nhập khẩu. Năm 2019, HAGL Agrico dự kiến xuất khẩu 300.000 tấn trái cây và sẽ tăng lên thành 1 triệu tấn vào năm 2021.
Ngay sau thông tin này, HAGL lại được chú ý vì hãng tin nước ngoài đưa tin: Campuchia đã quyết định thu hồi hơn 700 ha đất giao cho Hoàng Anh Gia Lai để trả lại cho các cộng đồng bản địa.
Một số hãng tin nước ngoài đưa tin: Campuchia đã quyết định thu hồi hơn 700 ha đất giao cho Hoàng Anh Gia Lai để trả lại cho các cộng đồng bản địa.
Đây là đất 10 năm trước Chính phủ Campuchia đã cấp cho công ty trồng cây cao su Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam khoảng 19.000 ha đất thuộc về 12 làng của người bản địa.
Tuy nhiên, sau đó, nhiều tờ báo tại Việt Nam cũng đăng tải nội dung cho thấy, các hoạt động trồng trọt tại dự án của Hoàng Anh Gia Lai vẫn diễn ra bình thường trên đất Campuchia. Phía công ty chưa nhận được bất kỳ quyết định nào của Chính phủ Campuchia về việc thu hồi đất.
Lùm xùm vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank bất ngờ mất "ghế"
Tuần qua, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) đã họp và thông qua bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Lê Minh Quốc kể từ ngày 22/3/2019.
Đồng thời, Eximbank đã bầu bà Lương Thị Cẩm Tú giữ chức Chủ tịch HĐQT thay cho ông Quốc kể từ ngày 22/3/2019.
Ngay sau đó, ông Lê Minh Quốc đã có “tâm thư” gửi báo chí. Theo ông Quốc, trong vòng 3 năm qua (từ năm 2016 đến nay), Eximbank hoạt động trong bối cảnh khó khăn, song vẫn đạt được kết quả và tăng trưởng nhất định.
Trước đó, ông cho biết đã có đơn xin cứu xét gửi lên Ngân hàng Nhà nước để phản ánh tình hình bất ổn trong thành viên HĐQT Eximbank và các sai phạm của nhóm thành viên HĐQT. Theo ông, phiên họp ngày 22/3/2019 của nhóm thành viên HĐQT Eximbank không có giá trị pháp lý.
Phía ngược lại, tân Chủ tịch HĐQT Eximbank Lương Thị Cẩm Tú thì cho biết việc HĐQT Eximbank họp bầu bà vào ghế Chủ tịch Eximbank là theo quy định và hợp pháp.
Eximbank bầu bà Lương Thị Cẩm Tú giữ chức Chủ tịch HĐQT thay cho ông Quốc kể từ ngày 22/3/2019.
Toà án nhân dân TP.HCM sau đó cho biết đã thụ lý hồ sơ vụ án dân sự của nguyên đơn Lê Minh Quốc yêu cầu huỷ Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT của HĐQT Eximbank.
Ngày 27/3, sau khi xem xét các chứng cứ liên quan, toà án đã quyết định tạm dừng thực hiện Nghị quyết trên cho đến khi giải quyết xong vụ án.
Ông Nguyễn Đức Tài bất ngờ rời chức Tổng giám đốc Thế Giới Di Động
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã trình đại hội thông qua việc ông Nguyễn Đức Tài rút khỏi vị trí Tổng giám đốc. Ông Tài chỉ còn giữ vai trò Chủ tịch của công ty này.
Nguyên nhân theo Thế giới Di động vì từ năm sau sẽ có quy định chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty không kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc và Thế Giới Di Động muốn làm trước việc này.
Sau đó, phía Thế giới Di động đã công bố nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm ông Trần Kinh Doanh làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Công ty. Ông Doanh trước đó là Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Bách hóa Xanh.
MWG đặt mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2019 tăng trưởng 25% về doanh thu thuần hợp nhất (108.468 tỉ đồng) và 24% lợi nhuận sau thuế hợp nhất (3.571 tỉ đồng).
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải giao toàn bộ cổ phần cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Tuần này, Tòa án Nhân TP.HCM đã tuyên án vụ ly hôn giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Tòa chấp nhận đơn ly hôn giữa ông Vũ bà Thảo, theo đó giấy kết hôn giữa hai người không còn giá trị pháp lý.
Về việc nuôi con, bà Thảo toàn quyền nuôi con, ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con 10 tỷ đồng/năm tính từ năm 2013 cho đến khi học xong đại học.
Với tài sản, tòa tuyên giao ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần của bà Thảo tại Trung Nguyên, bao gồm tất cả các đơn vị liên quan.
Tòa chấp nhận đơn ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo.
Trong khi ấy, bà Thảo sở hữu toàn bộ số tiền vàng tại các ngân hàng với giá trị 1.700 tỷ và 7 bất động sản trị giá 375 tỷ. Ông Vũ cũng có trách nhiệm thanh toán lượng cổ phần Trung Nguyên chênh lệch của bà Thảo tương đương 1.200 tỷ.
Siêu ủy ban chưa xem xét đơn từ chức của tổng giám đốc PVN
Chia sẻ trên báo chí, lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết cơ quan này vẫn chưa quyết định việc có miễn nhiệm chức vụ với ông Nguyễn Vũ Trường Sơn Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hay không.
Theo quy trình, sau khi nhận được đơn của ông Sơn, Vụ Tổ chức án bộ của Uỷ ban sẽ tham mưu, báo cáo và đề xuất Ban cán sự Đảng Uỷ ban họp, xem xét quyết định. Tuy nhiên, hiện Vụ Tổ chức cán bộ chưa đề xuất nên Ban cán sự Đảng chưa họp, xem xét.
Trước đó, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn đã gửi đơn xin từ chức tới Hội đồng thành viên tập đoàn này. Lý do ông Sơn xin từ chức không được nêu rõ.
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn làm việc trong ngành dầu khí từ năm 1987 và trải qua nhiều chức vụ như: Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP); Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam kiêm thành viên Hội đồng quản trị.
Một tuần đầy ắp sự kiện liên quan tới tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng, từ việc điện thoại VSmart ra mắt ở nước...