Đại gia tuần qua: Đại gia kín tiếng bán tương ớt thu nghìn tỷ, giá cổ phiếu đắt bậc nhất Việt Nam

Năm 2023, Cholimex Food ghi nhận 14 năm tăng trưởng doanh thu liên tục lên mức 3.410 tỷ đồng.

Cholimex Food có giá cổ phiếu đắt bậc nhất Việt Nam

Trong vài tuần gần đây, giới đầu tư chứng kiến sự bứt phá của cổ phiếu CMF của CTCP Thực phẩm Cholimex (Cholimex Food). Trong phiên giao dịch ngày 26/6, CMF bất ngờ tăng thêm 15%, tương đương mức tăng 32.900 đồng lên 252.400 đồng/cp. Đây là một cú tăng giá hiếm có về giá trị tuyệt đối của một cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Sau đó, cổ phiếu này tiếp tục tăng lên 269.000 vào ngày 11/7 trước khi giảm xuống còn 260,1 vào phiên cuối tuần.

Cholimex Food, Tập đoàn Masan, Trung Thành là các doanh nghiệp sản xuất tương ớt hàng đầu Việt Nam. Ảnh: Thảo Nguyên

Cholimex Food, Tập đoàn Masan, Trung Thành là các doanh nghiệp sản xuất tương ớt hàng đầu Việt Nam. Ảnh: Thảo Nguyên

Với mức giá 260.100 đồng, CMF là một trong những cổ phiếu đắt nhất TTCK Việt Nam.

Cholimex tham gia vào thị trường tương ớt từ những năm cuối thập niên 80 và hiện có các sản phẩm chính là nước tương, tương ớt, nước mắm... Đây là một trong những công ty dẫn đầu ngành cùng với Masan, Trung Thành, Nosafood... và cũng phân phối vào các kênh phổ biến như Metro, Co.op Mart, BigC.

Năm 2023, Cholimex Food ghi nhận 14 năm tăng trưởng doanh thu liên tục lên mức 3.410 tỷ đồng (tăng 5,9% so với năm 2022) cho dù kinh tế toàn cầu gặp khó và sức cầu tiêu dùng trong nước khá thấp. Lợi nhuận của CMF hai năm gần đây đều trên mức 200 tỷ đồng/năm.

CMF đặt kế hoạch 3.850 tỷ đồng doanh thu trong năm 2024.

“Đại gia dược” mạnh tay chi tiền cho cổ đông

CTCP Dược phẩm Imexpharm vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (thưởng cổ phiếu) và hủy bỏ phương án thưởng tiền cho nhân sự chủ chốt để thay thế bằng phát hành cổ phiếu cho nhân sự chủ chốt (ESOP).

Với phương án phát hành thưởng, Imexpharm sẽ phát hành hơn 77 triệu cổ phiếu, theo tỷ lệ 100% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới). Nguồn vốn thực hiện lấy từ vốn chủ sở hữu ghi nhận trên báo cáo tài chính kiểm toán 2023 (số dư khoảng 2.085 tỷ đồng). Thời gian thực hiện trong quý 3-4 sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Với phương án ESOP, Imexpharm cũng kỳ vọng gia tăng thanh khoản cho cổ phiếu, nâng cao ý thức làm chủ và cam kết của nhân viên, thúc đẩy lòng trung thành và giữ chân nhân tài; đồng thời bảo toàn nguồn tiền mặt cho các hoạt động đầu tư mở rộng.

Imexpharm sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 18/7 tới đây để thực hiện lấy ý kiến cổ đông liên quan đến 2 phương án tăng vốn trên. Nếu thực hiện thành công cả 2 phương án phát hành, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 770 tỷ lên 1.585 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, ngày 12/7 tới đây, Imexpharm sẽ chốt danh sách cổ đông đăng ký cuối cùng để chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền và cổ phiếu với tổng tỷ lệ 20%. Công ty dự kiến chi 70 tỷ để trả cổ tức tiền mặt 10%, đồng thời phát hành thêm 7 triệu cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%.

"Đại gia cầu đường" mỗi ngày thu về hơn 7 tỷ đồng nhờ thu phí BOT

CTCP Đầu tư Cầu đường CII vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2024 với lãi đột biến.

Cụ thể, doanh thu trong kỳ Công ty thu về 640 tỷ, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ. Trừ giá vốn, lợi nhuận gộp LCG đạt 411,5 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2023 ghi nhận 204 tỷ đồng. Doanh thu tài chính cũng đột biến gấp 10 lần cùng kỳ. Khấu trừ các chi phí, lãi ròng quý 2/2024 của LCG đạt 240 tỷ, gấp hơn 4 lần so với quý 2/2023.

LGC lãi lớn nhờ thu phí BOT

LGC lãi lớn nhờ thu phí BOT

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, LGC đạt 1.336 tỷ doanh thu (mỗi ngày thu về hơn 7 tỷ đồng) – tăng 87% và lợi nhuận sau thuế 498 tỷ - tăng 161% so với nửa đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ là 365 tỷ, gấp 4,4 lần.

Công ty mẹ CII cũng vừa báo lãi lớn, chủ yếu nhờ thu phí BOT Trung Lương - Mỹ Thuận. Được biết, CTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận là đơn vị vận hành trực tiếp cao tốc này. Trong đó, BOT Trung Lương - Mỹ Thuận chính thức trở thành công ty con của CII từ quý 4/2023.

Nữ đại gia 72 tuổi người Tây Ninh sở hữu tài sản gần 4.200 tỷ đồng

Trong ngày 9/7, thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần mốc 1.300 điểm, mã cổ phiếu REE của CTCP Cơ điện lạnh do nữ đại gia Nguyễn Thị Mai Thanh giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng có phiên giao dịch tích cực khi ghi nhận mức tăng 3.000đ/cổ phiếu, tương đương tăng 4,51% so với phiên liền trước để đóng cửa ở mức 69.500đ/cổ phiếu.

Cổ phiếu REE tăng mạnh trong bối cảnh mã cổ phiếu này đang nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại. Theo đó, Quỹ ngoại Platinum Victory Pte.Ltd (Singapore) vừa thông báo chào mua 4 triệu cổ phiếu REE tương đương 0,85% vốn điều lệ công ty. Giá chào mua dự kiến là 80.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn tới 20% so với mức gia tham chiếu của cổ phiếu REE trong ngày 9/7. Nếu gom mua thành công toàn bộ số cổ phiếu đăng ký đợt này, tỷ lệ sở hữu của quỹ ngoại này tại Cơ Điện Lạnh sẽ đạt mức 35,7% vốn điều lệ.

Đà tăng của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 9/7 cũng giúp khối tài sản của nữ Chủ tịch Nguyễn Thị Mai Thanh tăng thêm hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, với việc đang trực tiếp nắm giữ gần 60,2 triệu cổ phiếu REE, khối tài sản của nữ đại gia 72 tuổi người Tây Ninh ghi nhận mức tăng thêm hơn 180 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường, khối tài sản bà Mai Thanh đang trực tiếp nắm giữ có giá trị gần 4.184 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Công trình được xây dựng chỉ trong 1 năm, đẹp và bề thế, bên trong hiện đại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Tiêu điểm kinh tế tuần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN