Đại gia tuần qua: Bất ngờ với kết quả “vua thép” đi bán trứng gà
Doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long lên kế hoạch đạt 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi, 500.000 đầu heo thương phẩm, 250.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm vào năm 2022.
Hòa Phát đặt mục tiêu sản xuất 700.000 trứng gà/ngày
Hoà Phát đặt mục tiêu cung cấp ra thị trường 150.000 con bò Australia, khoảng 250.000 heo thương phẩm và đạt sản lượng 700.000 trứng mỗi ngày vào cuối năm 2020.
Đến năm 2022, công ty sẽ đạt sản lượng tối đa công suất thiết kế 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi, 500.000 đầu heo thương phẩm, 250.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm. Đồng thời, Hòa Phát sẽ hướng tới phát triển theo chuỗi 3F (Feed – Farm – Food).
Hoà Phát đặt mục tiêu cung cấp ra thị trường 150.000 con bò Australia
Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, hiện nay bò Úc của Hòa Phát đang đứng đầu thị phần cả nước, trứng gà sạch dẫn đầu về sản lượng khu vực phía Bắc với 550.000 quả mỗi ngày.
9 tháng, mảng nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng vẫn mang về gần 8.000 tỷ đồng doanh thu và 1.296 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp gần 3 lần thực hiện cả năm 2019.
Doanh thu thuần hợp nhất các mảng tăng 40%, đạt 64.340 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, cao hơn 56% so với cùng kỳ 2019. Tập đoàn thực hiện 75,6% kế hoạch doanh thu và 98% kế hoạch lợi nhuận năm.
Đại gia Mai Kiều Liên phải đóng cửa một công ty con ở châu Âu
Vinamilk của bà Mai Kiều Liên mới đây đã thông qua nghị quyết về việc đóng cửa công ty con Vinamilk Europe Spólka Z Ograniczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan do đã thiết lập được các mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp và mua nguyên vật liệu trực tiếp từ châu Âu để tối ưu hóa chi phí hoạt động.
Vinamilk của bà Mai Kiều Liên đóng cửa công ty con Vinamilk Europe Spólka Z Ograniczona Odpowiedzialnoscia
Đây là công ty con thuộc sở hữu 100% của Vinamilk được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài vào tháng 5/2014. Đơn vị tại Ba Lan là 1 trong 5 công ty con ở nước ngoài của Vinamilk, đại diện chủ sở hữu là bà Mai Kiều Liên.
Công ty này có mục tiêu chính là thu mua nguyên vật liệu sản xuất sữa và một số sản phẩm từ sữa để phục vụ hoạt động kinh doanh của Vinamilk và các công ty con trong Tập đoàn. Năm 2019, tổng sản lượng bột sữa thu mua và xuất khẩu đạt hơn 7.000 tấn, tổng doanh thu 16 triệu USD (374 tỷ đồng).
Mức đóng góp này chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 10% so với tổng doanh thu của các công ty nước ngoài là 3.588 tỷ đồng. Đơn vị khác như Angkormilk tại Campuchia có quy mô doanh thu hơn 50 triệu USD hay nhà máy Driftwood tại Mỹ có doanh thu 114 triệu USD dù ngành sữa ở Mỹ gặp nhiều khó khăn.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang hoàn tất 2 thương vụ M&A hàng nghìn tỷ đồng
Trong thông báo mới nhất, CTCP Masan High-Tech Materials cho biết đã hoàn tất thỏa thuận thiết lập liên minh chiến lược với Mitsubishi Materials Corporation (MMC). Trong đó, MMC đã mua 110 triệu cổ phần phổ thông phát hành mới theo phương thức chào bán riêng lẻ với tổng giá trị tiền mặt là 90 triệu USD, tương đương nắm giữ 10% vốn và là cổ đông lớn thứ hai của MHT.
Đây là thương vụ tiếp theo sau thương vụ mua lại mảng kinh doanh vonfram từ H.C. Starck (HCS) của MHT vào tháng 6/2020. Trong đó, MHT là nhà cung cấp khoáng sản như Vonfram, Florit và Bismuth thuộc Tập đoàn Masan.
Bên cạnh mảng khoáng sản, công ty Masan MEATLife (MML) cũng vừa hoàn tất góp vốn 613 tỷ đồng để sở hữu 51% Công ty 3F VIỆT, chính thức mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gia cầm. Theo đánh giá của MML, thịt gia cầm đóng vai trò quan trọng thứ hai trong bữa ăn của gia đình Việt. Những hạn chế của thị trường này cũng tương tự như đối với thị trường thịt heo: năng suất thấp, chất lượng, thiếu sản phẩm mới và đột phá… Trong bối cảnh đó, 3F VIỆT được chú ý với vai trò đi đầu về các sản phẩm từ gia cầm như thịt gà mát đóng gói và các sản phẩm chế biến từ thịt gà. Về với MML, 3F VIỆT đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ và hòa vốn EBITDA trong năm tài chính 2020.
Quỹ ngoại liên tục thoái vốn tại doanh nghiệp của đại gia Nam Định
Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) mới đây đã có thông tin về việc hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động giữa các quỹ ngoại với nhau.
Theo đó, quỹ ngoại Pyn Elitre Fund đã chuyển nhượng hơn 6,45 triệu cổ phiếu MWG cho JP Morgan Securities PLC. Ước tính, với thị giá trên 110.000 đồng/cổ phiếu MWG hiện nay, thương vụ chuyển nhượng nói trên có giá trị hơn 700 tỷ đồng.
Từng là khoản đầu tư lớn nhất của Pyn Elite trong nhiều năm, nhưng quỹ ngoại này đã liên tục bán ra lượng lớn cổ phiếu MWG từ cuối năm 2019 đến nay. Riêng giai đoạn cuối 2019, quỹ này đã bán gần một nửa lượng cổ phiếu MWG nắm giữ, thu về hàng nghìn tỷ đồng.
Thêm một lãnh đạo dưới thời ông Nguyễn Bá Dương rời ban Giám đốc sau 18 năm gắn bó
HĐQT Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) đã thông qua đơn từ nhiệm của ông Từ Đại Phúc khỏi vị trí Phó Tổng Giám đốc. ông Phúc sinh năm 1975, là nhân sự chủ chốt dưới thời ông Nguyễn Bá Dương. Ông Phúc tham gia Coteccons từ năm 2002, đến nay đã gắn bó với Công ty được 18 năm và cũng là người thâm niên cuối cùng rời Coteccons.
Dù đã cố gắng tìm tiếng nói chung, đến đầu tháng 10/2020 ông Nguyễn Bá Dương chính thức từ nhiệm khỏi chức vụ Chủ tịch và rời Coteccons – thương hiệu mình gầy dựng sau 16 năm. 1 tuần sau, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Thành viên HĐQT - cũng đã có tâm thư gửi Công ty trước khi chính thức từ nhiệm. ông Hiệp tham gia HĐQT Coteccons từ năm 2017, tham gia vào nhiều công trình trọng điểm bao gồm dự án Landmark 81. Ông Hiệp hiện là Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC).
Trước đó, ông Nguyễn Sỹ Công - Tổng Giám đốc, ông Trần Quang Quân - Phó Tổng Giám đốc và ông Trần Văn Chính - Phó Tổng Giám đốc đã rút khỏi Công ty. Như vậy, dàn lãnh đạo cũ dưới thời ông Dương đã lần lượt rời bỏ Coteccons. Hiện còn lại ông Võ Thanh Liêm - Quyền Tổng Giám đốc (gắn bó 19 năm với Coteccons) và ông Phạm Quân Lực – Phó Tổng được bổ nhiệm hồi tháng 10/2020, trước đó ông Lực là Giám đốc khối Kỹ thuật tại Coteccons.
Nguồn: [Link nguồn]
Nữ tỷ phú này gây "choáng với cuộc sống xa hoa, có quan hệ thân thiết với nhiều người nổi tiếng trong Showbiz như Hồ...