Đại gia Thái đang chiếm thị phần ngân hàng Việt thế nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bốn trong số 5 ngân hàng lớn nhất Thái Lan trực tiếp hoặc gián tiếp đã có mặt tại Việt Nam với tổng mức vốn đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Người Thái đang coi Việt Nam là thị trường quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.

Nhắm đến ngân hàng

Tập đoàn Home Credit vừa công bố chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty Tài chính Home Credit Việt Nam cho The Siam Commercial Bank Public Company (SCB) - thành viên của SCBX Public Company (SCBX). Thỏa thuận chuyển nhượng trị giá khoảng 800 triệu Euro, tương đương 865 triệu USD.

Quá trình chuyển giao dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2025, sau khi có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và Thái Lan. Đây là thương vụ M&A công ty tài chính lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau thỏa thuận mua 49% vốn FE Credit của SMBC với giá trị 1,37 tỷ USD diễn ra vào năm 2021.

Công ty Tài chính Home Credit Việt Nam vừa đổi chủ với giá 865 triệu USD.

Công ty Tài chính Home Credit Việt Nam vừa đổi chủ với giá 865 triệu USD.

Home Credit Việt Nam thuộc sở hữu Tập đoàn Đầu tư Quốc tế PPF, bắt đầu hoạt động năm 2009. Đây là công ty tài chính cho vay tiêu dùng chiếm 14% thị phần, đứng thứ hai tại Việt Nam, sau FE Credit. Còn bên mua lại công ty tài chính này là SCB - ngân hàng lâu đời nhất và có tổng tài sản lớn thứ 4 tại Thái Lan.

Hồi cuối tháng 10/2023, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SSB) ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của SeABank tại Công ty Tài Chính TNHH MTV Bưu Điện (PTF - tương đương 100% vốn điều lệ PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. với giá chuyển nhượng là 4.300 tỷ đồng.

AEON Financial Service là thành viên thuộc mảng tài chính của AEON Group - tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản. Hiện PTF có vốn điều lệ 1.550 tỷ đồng, gần 2.000 nhân sự và phục vụ gần 200.000 khách hàng tại 30 tỉnh,thành trên cả nước.

Cuối tháng 4/2021, VPBank công bố bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho Sumitomo Mitsui. Thời điểm bán vốn, FE Credit được định giá đến 2,8 tỷ USD. Như vậy, VPBank có thể thu về gần 1,4 tỷ USD từ thương vụ này.

Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF) - công ty con do Sumitomo Mitsui sở hữu 100% vốn, là pháp nhân đứng ra mua phần vốn góp này. FE Credit từ nhiều năm qua được ví là “con gà đẻ trứng vàng” của VPBank. Những năm gần đây, công ty này mang về 45 - 50% tổng lợi nhuận hợp nhất cho ngân hàng.

Trong khi đó, đơn vị mua 49% vốn điều lệ tại FE Credit là một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản, với tổng tài sản trên 2.100 tỷ USD, đồng thời là công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu thị trường Nhật Bản với hơn 900 chi nhánh trên toàn quốc.

FE Credit là thương vụ M&A công ty tài chính lớn thứ nhất tại Việt Nam, với giá trị 1,37 tỷ USD diễn ra vào năm 2021.

FE Credit là thương vụ M&A công ty tài chính lớn thứ nhất tại Việt Nam, với giá trị 1,37 tỷ USD diễn ra vào năm 2021.

Một thương vụ khác là SHB hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ SHBFinance cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản), thương vụ trị giá khoảng 3.500 tỷ đồng, vào tháng 5/2023.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng hoàn tất thủ tục bán 49% cổ phần công ty con Mcredit cho đối tác Shinsei của Nhật Bản và chuyển đổi công ty tài chính từ 1 thành viên sang hai thành viên trở lên. Trong đó, MB sở hữu 50% vốn điều lệ, Shinsei sở hữu 49% vốn điều lệ và Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Xuân Thành sở hữu 1% vốn điều lệ.

HDBank bán 49% vốn tại Công ty Tài chính HDFinance cho Tập đoàn Tài chính Credit Saison của Nhật Bản. HDBank sẽ giữ lại 50% vốn điều lệ của công ty tài chính này, Credit Saison nắm 49%, còn lại 1% thuộc sở hữu của Công ty CP Chứng khoán TPHCM.

Thị trường quan trọng

Không chỉ mua công ty tài chính, nhiều ngân hàng lớn của Thái Lan đã mở chi nhánh tại Việt Nam. Chẳng hạn, ngân hàng lớn nhất Thái Lan là Bangkok Bank hiện đã mở 2 chi nhánh tại Việt Nam (Hà Nội và TPHCM) với tổng mức vốn điều lệ đăng ký đạt hơn 5.200 tỷ đồng. Như vậy, 4/5 ngân hàng lớn nhất Thái Lan trực tiếp hoặc gián tiếp đã có mặt tại Việt Nam với tổng mức vốn đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Ngân hàng lớn thứ hai của Thái Lan là Kasikornbank - Kbank đã tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2014 và đang nỗ lực gia tăng mức độ ảnh hưởng tại Việt Nam thời gian gần đây. Kasikornbank hiện là ngân hàng nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam với vốn điều lệ 6.621 tỷ đồng.

Nhiều ngân hàng, công ty tài chính Nhật Bản xem Việt Nam là thị trường chiến lược quan trọng.

Nhiều ngân hàng, công ty tài chính Nhật Bản xem Việt Nam là thị trường chiến lược quan trọng.

Chia sẻ với truyền thông mới đây, ông Pipit Aneaknithi - Chủ tịch KBank - công khai kế hoạch rót hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam từ nay đến 2027. Phần lớn số tiền sẽ đầu tư vào hoạt động ngân hàng, với 735 triệu USD. Số tiền còn lại dành cho hai công ty con của KBank tại Việt Nam là quỹ đầu tư KVision (336 triệu USD) và Công ty Công nghệ KBTG (7 triệu USD).

Ông Pipit Aneaknithi cho rằng, Việt Nam được xem là trọng điểm phát triển tại khu vực Đông Nam Á của nhà băng này, khi có lợi thế đáng chú ý ở dân số trẻ, nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật có thể giúp đất nước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với việc Chính phủ có những chính sách chèo lái kinh tế tốt.

Ông ví công thức phát triển cho Việt Nam như việc chuẩn bị một món ăn với đủ 3 nguyên liệu. Nguyên liệu đầu tiên là nhân sự, với hơn 20 triệu sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật hàng năm. Nguyên liệu thứ hai là công nghệ. Nguyên liệu thứ ba là tài chính, nơi ngành ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ các hoạt động sản xuất công nghiệp tiến lên.

Trong khi đó, ông Arthid Nanthawithaya - Giám đốc điều hành của SCB X Public Company Limited - cho biết, việc mua lại Home Credit Việt Nam đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình trở thành tập đoàn công nghệ tài chính hàng đầu khu vực của SCBX.

Theo ông Arthid Nanthawithaya, với nền kinh tế năng động, tăng trưởng GDP trung bình 7,5% trong thập kỷ qua và dân số am hiểu công nghệ, Việt Nam là thị trường chiến lược quan trọng của SCBX. Việc mua lại Home Credit này đánh dấu sự khởi đầu cho việc mở rộng của Tập đoàn SCBX sang thị trường Việt Nam, quốc gia có dân số hơn 100 triệu người.

Sự cố này không chỉ ảnh hưởng đến người dùng của các ứng dụng mà còn khiến cả Meta lẫn ông chủ Mark Zuckerberg phải chịu thiệt hại nặng nề về tài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN