Tỷ phú USD mới của Việt Nam kiếm tiền từ đâu?

Khởi nghiệp từ mì gói, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã xây dựng Masan trở thành tập đoàn bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam.

Trong danh sách tỷ phú USD 2019 của tạp chí Forbes công bố mới đây, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang góp mặt với khối tài sản 1,3 tỷ USD. Ông Quang là một trong hai tỷ phú USD mới của Việt Nam cùng với Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh.

Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 tại Quảng Trị, từng học tập và làm việc ở Đông Âu. Tuy tốt nghiệp đến tiến sĩ ngành vật lý hạt nhân, ông Quang lại khởi nghiệp trong thương trường từ những năm 1990 bằng việc bán mì gói cho người Việt sinh sống tại Nga. Sau một thời gian, ông Quang đã xây dựng được nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt. 

Tỷ phú USD mới của Việt Nam kiếm tiền từ đâu? - 1

Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã làm nên tên tuổi của thương hiệu Masan

Từ những năm 2002, các sản phẩm hàng tiêu dùng mang thương hiệu Masan Food của ông Nguyễn Đăng Quang đã có mặt tại Việt Nam. Sản phầm đầu tiên và thành công cho đến tận bây giờ chính là nước tương Chin-su. Sau đó, các mặt hàng như nước mắm, mì gói ăn liền, hạt nêm tiếp tục ghi dấu ấn và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Năm 2009, Công ty cổ phần tập đoàn Masan của ông Nguyễn Đăng Quang chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trên thực tế, công ty này là đơn vị quản lý vốn đầu tư và tài sản. Tại thời điểm 2009, công ty chủ yếu quản lý vốn tại hai doanh nghiệp chính là CTCP Thực phẩm Masan Food và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank.

Sau nhiều lần tái cơ cấu, hiện nay, CTCP Tập đoàn Masan đang trực tiếp sở hữu và quản lý ba công ty con đó là: Công ty TNHH MasanConsumerHoldings (nắm 85,7% vốn, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng như nước mắm, mì gói, nước tương…), Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (nắm 99,9% vốn, kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản với nòng cốt là mỏ Núi Pháo) và CTCP Masan Nutri-Science (nắm 80,8% vốn, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt).

Tỷ phú USD mới của Việt Nam kiếm tiền từ đâu? - 2

Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan

Bên cạnh đó, Tập đoàn Masan còn có các khoản đầu tư vào các công ty liên kết, trong đó lớn nhất chính là Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank (nắm 20% vốn).

Theo cơ cấu doanh thu và lợi nhuận trong năm 2018: mảng thực phẩm đồ uống mang về cho Masan 17.345 tỷ đồng và lãi ròng 2.720 tỷ đồng; mảng thịt và chuỗi giá trị thịt mang về 13.977 tỷ đồng và lãi ròng 182 tỷ đồng; còn mảng khai thác mỏ - chế biến khoáng sản và tiền lãi được chia từ Techcombank mang về 6.865 tỷ đồng và lãi ròng 2.774 tỷ đồng.

Trên thực tế, ông Nguyễn Đăng Quang chỉ nắm giữ trực tiếp vỏn vẹn 15 cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan, trị giá khoảng 1,3 triệu đồng. Tuy nhiên, thông qua nắm giữ khoảng 48,5% vốn của Công ty cổ phần Masan Corp (đơn vị nắm giữ khoảng 44,7% Tập đoàn Masan), thì khối tài sản của ông Quang tại MSN lên tới cả chục ngàn tỷ đồng và được xem là cổ đông chính của tập đoàn này.

Vì sao hàng loạt đại gia Việt nhảy vào bán đồng hồ?

Nhiều ông lớn ngành bán lẻ chính thức gia nhập thị trường đồng hồ thời trang - miếng bánh ngon còn bỏ ngỏ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN