600 cửa hàng đóng cửa vì Covid-19, tình hình kinh doanh của đại gia Nam định ra sao?
Thị trường khởi sắc trở lại sau chuỗi ảm đạm với việc tăng điểm của một số mã cổ phiếu vốn hoá lớn.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,9 điểm (0,25%) lên 769,11 điểm; HNX-Index tăng 0,35% lên 106,63 điểm và UPCom-Index tăng 0,12% lên 52,17 điểm.
VN-Index tăng 1,9 điểm (0,25%) lên 769,11 điểm
Thanh khoản toàn thị trường duy trì khá tốt với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 3.800 tỷ đồng. Dù vậy, điểm trừ là áp lực bán ròng của khối ngoại vẫn khá mạnh với giá trị gần 500 tỷ đồng, trong đó riêng VGC bị bán thỏa thuận hơn 264 tỷ đồng.
Các cổ phiếu ngân hàng BID, VCB, CTG đồng loạt tăng mạnh là động lực chính giúp thị trường giữ vững sắc xanh trước kỳ nghỉ lễ. Trong đó, VCB, CTG là 2 cổ phiếu được tăng tỷ trọng trong rổ VN30 lần này.
Nhóm cổ phiếu hàng không HVN, VJC, ACV, AST, SGN, SCS… cũng có phiên giao dịch tích cực sau thông tin Cục hàng không kiến nghị tăng chuyến bay, bỏ giãn cách ghế ngồi.
Ngoài ra, một số cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, FPT, GAS, PLX, VRE, MWG, VCS… cũng tăng điểm giúp thị trường thêm phần sôi động. Trong đó MWG tăng nhẹ 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,99%) lên mốc 81.700 đồng/cổ phiếu.
Đây là phiên tăng trở lại sau 3 phiên liên tiếp MWG chìm trong sắc đỏ. Tuy vậy, trong 1 tháng trở lại đây sức tăng của mã này khá tốt khi lấy lại tới 29% giá trị.
Nguyên nhân cổ phiếu MWG khởi sắc trong phiên hôm nay có lẽ một phần đến từ tin vui tại báo cái tài chính quý 1 của CTCP Thế Giới Di Động vừa được công bố.
Trong những ngày thực hiện chính sách cách ly xã hội (tháng 4), khoảng 600 cửa hàng điện thoại và điện máy của MWG phải đóng cửa.
Theo đó, Quý 1/2020, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động của đại gia Nam Định Nguyễn Đức Tài đạt doanh thu thuần trên 29,350 tỷ đồng và lãi ròng 1,130 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 17% và 9% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính riêng tháng 3, doanh thu của MWG vẫn tăng trưởng là nhờ sự đóng góp (1,900 tỷ đồng) của chuỗi Bách Hóa Xanh, cùng với đó, số cửa hàng điện thoại và điện máy đóng cửa trong tháng này cũng chỉ khoảng 10% cửa hàng toàn chuỗi.
Theo BCTC hợp nhất vừa công bố, lượng hàng tồn kho và nợ vay ngắn hạn của MWG đều giảm khoảng 19% so với đầu năm, xuống còn xấp xỉ 20,960 tỷ đồng và 10,490 tỷ đồng.
Việc giải phóng hàng tồn kho là yếu tố chính giúp dòng tiền kinh doanh của MWG dương gần 3,840 tỷ đồng trong quý 1/2020.
Doanh nghiệp này cho thấy họ vẫn đang tích trữ một lượng tiền lớn để đảm bảo tính thanh khoản, như chia sẻ của Ban lãnh đạo MWG trong cuộc họp trực tuyến đầu tháng 4. Theo đó, MWG nắm giữ lượng tiền và tiền gửi trên 7,070 tỷ đồng vào thời điểm 31/03, nhiều hơn 13% so với đầu năm.
Trong những ngày thực hiện chính sách cách ly xã hội (tháng 4), khoảng 600 cửa hàng điện thoại và điện máy của MWG phải đóng cửa. Doanh nghiệp này phải thương lượng với chủ nhà để miễn, giảm tiền thuê và tiết giảm nhiều chi phí.
Sản lượng tiêu thụ giảm tới 70% bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, cùng với việc giá giảm kể từ đầu năm 2020 khiến...
Nguồn: [Link nguồn]