Hé lộ mức thiệt hại khủng của “đại gia” hàng không do dịch corona

Thị trường vừa có phiên giao dịch kém tích cực khi áp lực bán tăng mạnh tại nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 5,04 điểm (0,54%) xuống 933,09 điểm; HNX-Index giảm 1,36% xuống 108,09 điểm và UPCom-Index giảm 0,09% xuống 56,3 điểm.

VN-Index giảm 5,04 điểm (0,54%) xuống 933,09 điểm.

VN-Index giảm 5,04 điểm (0,54%) xuống 933,09 điểm.

Giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 3.500 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 130 tỷ đồng. Lực bán tập trung vào E1VFVN30, BID, PVD, PC1…

Với nhóm ngân hàng, ngoại VPB, VIB, EIB giữ được sắc xanh, các cổ phiếu khác như BID, CTG, VCB, MBB, TCB, TPB, ACB…đều giảm điểm.

Bên cạnh đó, các Bluechips như FPT, HPG, VIC, PLX, PNJ, VHM…cũng đồng loạt giảm điểm khiến thị trường thêm phần ảm đạm. Nỗ lực của VNM, MSN, GAS, BVH, VJC là không đủ giúp thị trường tránh khỏi phiên giảm sâu.

Các cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, xây dựng nhìn chung đều giảm điểm. Cổ phiếu "họ FLC" cũng bị bán mạnh và HAI, KLF, AMD đóng cửa giảm sàn.

Cổ phiếu ngành hàng không tiếp tục gây chú ý vì đây là ngành sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách phòng chống Covid-19.

Cổ phiếu HVN của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines giảm 0,37% còn 26.900 đồng. Trong khi cổ phiếu VJC của Vietjet Air cũng có chuỗi tăng giảm gián đoạn và chốt phiên hôm nay tăng nhẹ 100 đồng lên mốc 128.600 đồng.

Ước tính lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của ACV chỉ đạt 1.700 tỉ đồng, giảm hơn 6.000 tỉ đồng so với kế hoạch năm. 

Ước tính lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của ACV chỉ đạt 1.700 tỉ đồng, giảm hơn 6.000 tỉ đồng so với kế hoạch năm. 

Đáng chú ý, cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng đánh mất 0,17% còn 60.000 đồng/cổ phiếu qua phiên này. Tính chung qua 1 tháng, ACV đã “bay” mất tới 14,16% giá trị.

Cũng theo ước tính của Tổng công ty Cảng hàng không (ACV), ảnh hưởng đến từ dịch bệnh do virus corona (covid-19) gây ra có thể khiến tổng sản lượng vận chuyển hành khách thông qua toàn mạng cảng ước giảm 35 triệu lượt khách trong năm 2020. Điều này có thể khiến cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của ACV chỉ đạt 1.700 tỉ đồng, giảm hơn 6.000 tỉ đồng so với kế hoạch năm. 

Năm ngoái, ACV đạt mức doanh thu thuần 18.293 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.343 tỉ đồng, đây là kết quả kinh doanh kỉ lục của doanh nghiệp này nhờ tăng trưởng cả khối lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không. 

ACV kiến nghị Tổ công tác trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt với hai dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống sân đường khu bay tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài để có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động khai thác khi thị trường hồi phục trở lại và an toàn hoạt động bay. 

Các văn bản hướng dẫn Luật hàng không dân dụng Việt Nam hiện chưa quy định, hướng dẫn và xác định rõ vai trò của doanh nghiệp cảng về quyền đầu tư, phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không được giao quản lý, khai thác. Điều này làm ảnh hưởng đến việc chủ động đầu tư, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng cảng hàng không của ACV. Trong khi đó, ACV đã tích lũy nguồn tiền sẵn có để triển khai ngay các dự án. 

Thực tế tại thời điểm 31/12/2019, lượng tiền gửi ngắn hạn của công ty này lên tới gần 31.200 tỉ đồng, chiếm hơn một nửa tổng tài sản. 

Để giải quyết vướng mắc này, trong dự thảo sửa đổi NĐ102/2015 về quản lý khai thác cảng hàng không, Bộ GTVT đã bổ sung các điều khoản quy định rõ thẩm quyền của doanh nghiệp cảng trong đầu tư, cải tạo nâng cấp cảng. 

ACV cũng phối hợp Cục HKVN hoàn thành báo cáo về định hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng hàng không, hiện Bộ GTVT đang gửi các Bộ ngành, các doanh nghiệp có liên quan để lấy ý kiến trình Thủ tướng. 

ACV mong muốn được Chính phủ xem xét định hướng đầu tư, tạo điều kiện để phát triển ổn định, tiếp tục thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống cảng hàng không, đặc biệt với khu vực vùng xa để phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. 

Đối với định hướng xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không, ACV cho rằng cần có quy định cụ thể nhằm đảo bảo công bằng giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Vừa đảo bảo lợi ích Nhà nước nhưng cũng tạo điều kiện để các cảng hàng không địa phương tiếp tục được đầu tư, nâng cấp nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng. 

Sau 1 năm, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng biến động ra sao?

Sau lần cập nhật mới nhất từ Forbes, đến nay tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã biến động khá mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN