Đại gia Đặng Khắc Vỹ và người nhà sở hữu khối tài sản thế nào?

Sở hữu hơn 20% vốn của điều lệ của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, đại gia Đặng Khắc Vỹ và người nhà đang trực tiếp nắm giữ khối tài sản trên sàn chứng khoán có giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng.

Sau phiên tăng hơn 22 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch giằng co trong phiên giao dịch ngày 7/8. Có thời điểm chỉ số VN-Index lùi về gần 1.200 điểm, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy cuối phiên giúp chỉ số sàn HoSE tăng 5,6 điểm (0,46%) lên 1.215,88 điểm. Dù chỉ số VN-Index có phiên tăng thứ 2 liên tiếp, tuy nhiên thanh khoản trên sàn HoSE chiếm hơn 14.000 tỷ đồng, giảm hơn 2.500 tỷ so với phiên trước.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng 1,5 điểm để đóng cửa ở mức 227,95 điểm. Trong khi đó chỉ số Upcom-Index giảm 0,19 điểm để đóng cửa ở mức 92,03 điểm.  

Trái ngược với đà tăng của VN-Index, cổ phiếu nhóm ngân hàng có phiên giao dịch không mấy tích cực. Theo đó, cổ phiếu TCB, VPB, SSB, TPB giảm gần 2%, trong khi những mã khác như CTG, BID, ACB, VIB dừng dưới tham chiếu. Trong đó, cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam giảm 150 đồng/cổ phiếu để đóng cửa ở mức 20.650đ/cổ phiếu.

18 cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng VIB

18 cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng VIB

Mới đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã công bố danh sách 18 cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng theo Luật Tổ chức tín dụng năm 2024. Theo số liệu được công bố, Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ là cổ đông cá nhân nắm nhiều cổ phiếu ngân hàng này nhất với gần 126 triệu cổ phiếu VIB, tương ứng hơn 4,9% vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhóm người có liên quan tới ông Đặng Khắc Vỹ cũng sở hữu hơn 388,5 triệu cổ phiếu VIB, tương đương hơn 15,3% vốn ngân hàng. Tính theo giá thị trường kết phiên giao dịch ngày 7/8, khối tài sản Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ và người có liên quan nắm giữ tại VIB có giá trị gần 10.616 tỷ đồng.

Sau hai phiên tăng liên tiếp của chỉ số VN-Index, nhận định về xu hướng phiên giao dịch ngày 8/8 chuyên gia công ty chứng khoán Vietcap cho rằng VN-Index sẽ dao động trong biên độ hẹp quanh vùng kháng cự 1.220 điểm. Vẫn chưa thể loại trừ khả năng áp lực bán gia tăng trở lại và chỉ số kiểm định vùng hỗ trợ 1.185 điểm. Để có tín hiệu tạo đáy tin cậy, VN-Index cần duy trì dao động quanh đường MA200 (1.200 điểm) và ngưỡng 1.170 điểm không bị vi phạm. Kịch bản kiểm định lại vùng 1.220 điểm cho chỉ số VN30 vẫn đang cao khi thành phần rổ chỉ có 50% cổ phiếu đóng cửa trên MA200.

Chuyên gia CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên 08/08 và chỉ số VN-Index có thể sớm tiệm cận mức kháng cự 1.240 điểm trong những phiên giao dịch tới. Đồng thời, Yuanta đánh giá áp lực chốt lời thấp cho nên đà hồi phục kỹ thuật có thể sẽ tiếp diễn trong những phiên giao dịch tới.

Thanh khoản vẫn ở mức thấp cho thấy dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường và các nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi ở các nhịp hồi phục mạnh. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tăng nhẹ cho thấy cơ hội mua mới chưa nhiều. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp và nên mua mới với tỷ trọng thấp, đặc biệt các nhà đầu tư không nên bán ra giai đoạn này.

Khối tài sản Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ và người có liên quan nắm giữ tại VIB có giá trị gần 10.616 tỷ đồng

Khối tài sản Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ và người có liên quan nắm giữ tại VIB có giá trị gần 10.616 tỷ đồng

Chuyên gia CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận định tín hiệu hồi phục và đóng cửa gần mức cao nhất trong phiên 07/08 của VN-Index cho thấy diễn biến vẫn đang nghiêng về chiều hướng tích lũy. Tuy nhiên, độ rộng tăng điểm có phần giảm sút với số mã tăng chỉ còn nhỉnh hơn số mã giảm và diễn biến đã mang tính phân hóa rõ nét hơn. Mặc dù cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục vẫn đang để ngỏ nhưng áp lực cung giá cao nhiều khả năng sẽ sớm gia tăng tại các vùng kháng cự, gây rủi ro đảo chiều cho chỉ số.

Nhịp phục hồi được chuyên gia CTCK Asean (Aseansc) đánh giá tốt khi đa số cổ phiếu đều có sự điều chỉnh và phục hồi trong phiên 7/8, cho thấy sự cân bằng giữa hai bên mua và bán. Tuy nhiên, thanh khoản lại sụt giảm trên chiều tăng điểm tạo nên sự thiếu tin cậy phản ánh tâm lý nghi ngờ của số đông nhà đầu tư. Do đó, Aseansc duy trì quan điểm thận trọng, chỉ nên nắm giữ tỷ trọng trung bình thấp và chỉ mua nếu thị trường xác lập đáy.

Chỉ hơn 1 tháng được biết đến là cổ đông nắm trên 1% cổ phần ngân hàng Eximbank, “đại gia” này đã “biến mất” trong bản danh sách công bố cổ đông mới nhất của nhà băng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN