Cục Quản lý nhà: Condotel là căn hộ du lịch, không phải nhà ở

Ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định, condotel là căn hộ du lịch không phải nhà ở và có một số pháp lý chưa đầy đủ. Bộ Xây dựng “nợ” condotel về tiêu chuẩn như: căn hộ bao nhiêu m2, có giống chung cư không? Và quản lý nó thế nào?

Sáng 15/5, Tạp chí đầu tư bất động sản CafeLand đã tổ chức Hội thảo: “Xu hướng mới và cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng nửa cuối 2019”. Chia sẻ tại hội thảo, ông Khởi cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng có các loại condotel, các khu du lịch nghỉ dưỡng là 2 xu hướng đầu tư trong những năm gần dây nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo ông Khởi, trong quý một 2019 thu hút đầu tư nước ngoài Việt Nam khoảng 1,7 tỉ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng bất động sản trong 3 năm trở lại đây luôn luôn đứng thứ 2, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng.  

Cục Quản lý nhà: Condotel là căn hộ du lịch, không phải nhà ở - 1

Ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2018 có hơn 8.000 căn hộ condotel đủ điều kiện mở bán tại khoảng 12 địa phương, chủ yếu là các địa phương có cơ hội đầu tư du lịch nhiều như là Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tùa, Kiên Giang, Phan Thiết, Quảng Ninh, đặc biệt là Quảng Ninh chiếm đến 19%, Đà Nẵng 14%, Khánh Hoà hơn 26%. Lượng giao dịch năm 2018 cũng đến hơn 7.800 căn hộ được giao dịch, tỉ lệ hấp thụ hơn 92%. Chứng tỏ năm 2018 lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng được sự quan tâm rất nhiều. Chỉ tính riêng trong quý 1/2019, số lượng condotel mở bán ở các thị trường phía Nam nhiều hơn phía Bắc, các tỉnh phía Nam đặc biệt là từ Đà Nẵng đổ vào lượng giao dịch nhiều hơn.

"Thuận lợi trong bất động sản du lịch của những tháng còn lại trong năm 2019 còn tiềm năng rất lớn với một số lý do như nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng ngày càng tăng. Thứ 2 là Việt Nam đang bắt đầu một số loại hình du lịch mới như nghĩ dưỡng tham quan, du lịch chữa bệnh cũng bắt đầu có xuất hiện hàng loạt bệnh viện cao cấp, hội thảo hội nghị, du lịch tâm linh, du lịch mua sắm… đây là những loại hình chúng ta đang có xu hướng phát triển. Thứ 3 là cơ sở pháp lý của các loại hình bất động sản du lịch đã rõ ràng hơn so với trước chỉ có vấn đề là các quy định của nó chưa đầy đủ mà thôi chứ không phải không rõ ràng. Phải khẳng định, condotel là căn hộ du lịch chứ không phải là nhà ở. Thứ 4 là lợi thế phát triển của các địa phương hiện nay nhiều địa phưogn đang tổ chúc mời gọi đầu tư, tổ chức các hội nghj mời gọi đàu tư vào bất động sản, du lịch rất nhiều", ông Khởi nói.

Tuy nhiên, ông Khởi ho rằng, dù có nhiều tiềm năng, song thị trường hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, đầu tiên, trong đầu tư không phải nhà đầu tư nào cũng rõ về bất động sản du lịch về loại hình, cách thức, cơ chế. Quan trọng nhất, một số cơ sở pháp lý thủ tướng giao sửa luật đất đai việc cấp giấy chứng nhận đang nghiên cứu sửa luật đất đai thì năm 2020 mới hoàn thành nên có chậm. Nguồn vốn đầu tư, tín dụng bị hạn chế. Đây là một trong những cái khó khi tín dụng siết chặt nhà đầu tư cần thận tọng

"Chúng ta không thể phát triển du lịch ồ ạt, chính sách phát triển du lịch cần thận trọng hơn. Cách nhìn nhận để phát triển du lịch phải khác, du lịch phải bảo vệ môi trường", ông Khởi nói. 

Còn Giáo sư Đặng Hùng Võ phân tích, đừng coi các loại condotel, officetel hay shophouse... là những loại bất động sản mới và luống cuống vì những cái tên mới đặt. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện những dự án đưa ra những sản phẩm bất động sản vừa để ở (condominium), vừa để làm văn phòng cho thuê (office) và vừa để cho thuê lưu trú (hotel)… Do đó, vấn đề không phải là tên gọi nào mà phải tập trung vào công năng gì để quyết định chế độ sử dụng đất cho phù hợp.

"Vấn đề ở đây là cần nhìn vào bản chất của các loại bất động sản đang được quan tâm này. Đó là những bất động sản đa công năng, có thể vừa để ở, vừa để cho thuê lưu trú, vừa để làm văn phòng, cũng như vừa để ở và vừa để làm cửa hàng. Không có gì mới khi tất cả các nhà mặt phố ở Việt Nam đều là nhà ở nhưng cũng là cửa hàng. Chế độ sử dụng đất là đất ở được sử dụng lâu dài, công năng cửa hàng được coi là phụ. Nếu có hoạt động kinh doanh tại cửa hàng, thì thu các loại thuế liên quan đến kinh doanh", ông Võ cho hay.

Ngoài ra, ông Võ cho rằng, câu chuyện quản lý đối với các bất động sản đa công năng thực sự rất đơn giản. Cái chính là phải chính thức thừa nhận khái niệm "bất động sản đa công năng" này trong pháp luật và có cách hướng dẫn áp dụng khung pháp luật hiện hành.

"Hiện nay vấn đề bất động sản đa công năng đang dẫn tới sự áp dụng pháp luật rất khác nhau tại các địa phương khác nhau. Khi pháp luật mà áp dụng được nhiều cách thì sẽ dẫn tới hai hệ quả. Thứ nhất thiếu bình đẳng và công bằng trước công lý. Thứ hai là nguy cơ tham nhũng xẩy ra", ông Võ lý giải.

Ông Võ chia sẻ, vấn đề trọng tâm về hoàn thiện khung pháp luật ở đây là sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản 2014 theo hướng thừa nhận và quản lý kinh doanh các bất động sản đa công năng vào mục đích du lịch và sửa đổi Luật Đất đai 2013 theo hướng quy định cụ thể về chế độ sử dụng đất đối với các bất động sản đa công năng, trong đó cho phép chủ đầu tư dự án được quyền lựa chọn mục đích sử dụng đất chính. Sử dụng đất ổn định lâu dài thì giá đất cao, còn thuê đất 50 năm thì giá đất thấp hơn.

Bộ Xây dựng: “Pháp luật Việt Nam không có thuật ngữ condotel hay officetel”

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng)...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN