Công ty Trung Quốc nài nỉ công nhân quay lại làm việc sau đại dịch

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trung Quốc cho biết nền kinh tế của nước này sẽ sớm trở lại đúng hướng sau ba năm “zero-COVID”. Nhưng cái bóng của chính sách này vẫn còn bao phủ các công ty.

Tại trung tâm thành phố Quảng Châu, nơi có các chợ bán buôn hàng may mặc lớn nhất Trung Quốc, các chủ nhà máy và nhà tuyển dụng cho biết công nhân không muốn quay trở lại làm việc, sợ hãi trước thời gian bị cách ly kéo dài trước đây, không có lương và các cuộc biểu tình bạo lực trước nỗ lực của Trung Quốc vào năm ngoái để dập tắt dịch bệnh. Một số giơ biển quảng cáo tuyển dụng, trong khi những người khác chạy theo những công nhân tiềm năng, xin cho vài phút để quảng cáo về các điều kiện và lợi ích của công ty.

Công ty Trung Quốc nài nỉ công nhân quay lại làm việc sau đại dịch - 1

Tang Ning, một nhà tuyển dụng ở quận Haizhu – nơi đã bị phong tỏa một tháng vào cuối năm ngoái – cho biết cô ấy đã không thể thuê được một công nhân nào trong suốt một tuần cố gắng. Xưởng may mà cô làm việc hơn một thập kỷ có hơn 30 nhân viên trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, nhưng chỉ 10 người trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ.

“Hãy tưởng tượng bạn đang ở một siêu đô thị xa nhà mà lương cả đời không mua được nhà, phải ở trong một căn phòng trọ nhỏ và làm việc 12 tiếng một ngày. Mục tiêu duy nhất là kiếm và tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt. Nhưng rồi lệnh phong tỏa đến, bạn không biết mình sẽ không được trả lương trong bao lâu”, Tang cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng Hai.

Việc người lao động nhập cư lưỡng lự quay trở lại các nhà máy đang làm trầm trọng thêm các vấn đề trong thị trường lao động Trung Quốc. Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng tại Jones Lang LaSalle Inc, cho biết, ngày càng có nhiều lao động nhập cư quyết định ở lại quê nhà sau khi trải qua những bất ổn trong thời kỳ đại dịch.

Gần 40% người lao động về quê ăn Tết muốn tìm việc làm tại nơi sinh sống, trong đó khoảng 15% tìm được việc, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi trang web tuyển dụng trực tuyến Zhaopin Ltd.

Thành phố Phật Sơn ở trung tâm kinh tế của Quảng Đông đã cử phái đoàn đến tỉnh Quý Châu vào cuối tháng 1 để thực hiện chiến dịch tuyển dụng. Một số công ty đã chuyển sang thuê các chuyến bay và tàu hỏa để đưa nhân viên quay về nhà máy, trong khi các quan chức ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Chiết Giang và Phúc Kiến đang cung cấp các khoản trợ cấp bằng tiền mặt để các công ty tiếp tục sản xuất.

Theo Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, mức lương cao hơn để thu hút người lao động có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến lợi thế chi phí nhân công giá rẻ từ trước đến nay của Trung Quốc.

“Trung Quốc chắc chắn trong một khoảng thời gian rất ngắn, sẽ đánh mất cơ hội mà họ có được đối với những ngành sử dụng nhiều lao động” ông nói, đồng thời chỉ ra những nước như Bangladesh, Việt Nam và Indonesia là những nước có lợi thế .

Nguồn: [Link nguồn]

Bất động sản ảm đạm, ngân hàng Trung Quốc quay sang ‘quyến rũ’ người già

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang thoái trào đến mức một số ngân hàng phải áp dụng biện pháp quyết liệt, kể cả cho người vay trả nợ đến... 95 tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN