Công ty mẹ của TikTok giảm quy mô kinh doanh trong lĩnh vực tài chính

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

ByteDance, chủ sở hữu TikTok, khẳng định công ty đang thu hẹp quy mô hoạt động liên quan đến tài chính và có kế hoạch bán mảng kinh doanh chứng khoán.

Ngoài ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng TikTok, ByteDance – một Big Tech của Trung Quốc – đã tìm cách đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, hiện công ty quyết định thu hẹp quy mô các hoạt động dịch vụ tài chính trong bối cảnh chính phủ nước này đang mạnh tay ngăn chặn những hoạt động mở rộng vốn bất hợp lý.

“Công ty đang thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh liên quan đến tài chính và có kế hoạch bán mảng kinh doanh môi giới chứng khoán,” đại diện ByteDance cho biết trong một tuyên bố hôm 2/9.

Kỳ lân công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh này không nêu tên đơn vị mà họ định thoái vốn và không cung cấp dữ liệu về hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính của mình.

Trụ sở của ByteDance - công ty mẹ của TikTok - ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: CGTN

Trụ sở của ByteDance - công ty mẹ của TikTok - ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: CGTN

ByteDance cũng điều hành trang tổng hợp tin tức Jinri Toutiao và ứng dụng video ngắn Douyin tại Trung Quốc. Năm 2017, công ty đã lấn sân sang lĩnh vực dịch vụ tài chính với việc ra mắt ứng dụng “Dolphin Stock”. Đây là một ứng dụng “theo dõi thị trường một cách thông minh, cung cấp thông tin nhanh chóng và phân tích hiệu suất", theo trang web của công ty.

Năm 2018, ByteDance bước chân vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm khi mua lại công ty môi giới bảo hiểm Huaxia Insurance Brokers. Năm 2020, công ty đã giành được giấy phép cho vay vi mô trực tuyến ở Thâm Quyến và có được giấy phép thanh toán trực tuyến với việc mua lại dịch vụ thanh toán bên thứ ba của Trung Quốc UIPay.

Đầu năm 2020, ByteDance đã mua lại công ty môi giới chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (Hồng Kông, Trung Quốc) và đổi tên nó thành Stellar Securities, theo một bài đăng hồi tháng 1/2021 trên trang Apple Daily (đã ngừng hoạt động). Động thái này diễn ra sau khi ByteDance nộp hồ sơ đăng ký tên Squirrel Securities vào năm 2019, theo cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ trực tuyến của Hồng Kông (Trung Quốc).

Tuy nhiên, tham vọng liên quan đến dịch vụ tài chính của ByteDance đã bị cản trở trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt các quy định đối với thị trường công nghệ tài chính của đất nước.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết hồi tháng Giêng rằng họ sẽ tăng cường quy định và đặt tất cả các hoạt động tài chính dưới sự giám sát của chính phủ để loại bỏ rủi ro.

Tháng 12/2020, ngân hàng trung ương đã chỉ đạo Ant Group, chi nhánh fintech của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group Holding của ty phú Jack Ma, phải ngay lập tức khắc phục các vi phạm quy định tài chính - bao gồm cả những vi phạm trong các doanh nghiệp tín dụng, bảo hiểm và quản lý tài sản - và đảm bảo bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Hai tháng trước đó, kế hoạch IPO “khủng” của Ant Group ở cả Thượng Hải và Hong Kong đã bị đình chỉ.

Tháng 11/2019, các cơ quan quản lý tài chính đã ra lệnh đóng cửa các nền tảng cho vay ngang hàng của Trung Quốc đã mọc lên khắp nước này trong 14 năm qua.

Kế hoạch của ByteDance sử dụng các kênh nội dung phổ biến của mình, bao gồm Douyin và Jinri Toutiao, để quảng bá thông tin đầu tư cũng có thể vi phạm quy định mới nhất của Bắc Kinh.

Hôm 27/8, Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc đã công bố hướng dẫn mới để xóa "những cách hiểu sai" về các chính sách tài chính và kinh tế trên mạng xã hội của nước này.

Động thái giảm quy mô hoạt động kinh doanh liên quan đến dịch vụ tài chính của ByteDance diễn ra sau khi tham vọng công nghệ giáo dục của công ty này bị tiêu tan do Bắc Kinh siết chặt các quy định ở lĩnh vực này.

Samsung lên kế hoạch mở rộng nhà máy tại Việt Nam, đẩy mạnh sản xuất tăng sản lượng

Đơn vị sản xuất màn hình Samsung Display của Samsung sẽ khởi động dự án mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh, Việt Nam

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Đức ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN