Công an cảnh báo ứng dụng thanh toán hộ Myaladdinz có dấu hiệu lừa đảo
Công an tỉnh Bình Phước cảnh báo người dân khi nạp tiền vào ứng dụng thanh toán hộ Myaladdinz có dấu hiệu kinh doanh đa cấp.
Ứng dụng thanh toán hộ Myaladdinz có dấu hiệu kinh doanh đa cấp, lừa đảo.
Ngày 13/8, Công an tỉnh Bình Phước đã có văn bản gởi đến các cơ quan chức năng tuyên truyền, cảnh báo đến người dân về phương thức hoạt động của ứng dụng (app) thanh toán hộ Myaladdinz có dấu hiệu kinh doanh đa cấp, lừa đảo.
Theo đó, thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội và nhiều tài khoản Facebook thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết, video quảng cáo về ứng dụng thanh toán hộ có tên Myaladdinz.
Đây là một ứng dụng được giới thiệu là có thể thanh toán các hóa đơn điện, nước, học phí, bảo hiểm, chi phí sinh hoạt, trả góp ngân hàng, mua nhà, mua xe… và có thể hoàn tiền lên đến 80% giá trị hóa đơn, người dùng thanh toán càng nhiều thông qua ứng dụng sẽ được hoàn trả càng nhiều.
Để tham gia ứng dụng, người dùng đăng ký tài khoản, điền các thông tin cá nhân và thông tin về người giới thiệu, đồng thời phải nạp tiền vào tài khoản của mình số tiền ít nhất là 100 USD (gần 2,4 triệu đồng) để sử dụng. Số tiền khi nạp vào tài khoản được quy đổi thành “gem”, mỗi “gem” tương ứng với 1 USD.
Người dùng khi thanh toán hóa đơn bằng “gem” sẽ được ứng dụng này hoàn trả 80% “gem” khi giao dịch hoàn thành chứ không hoàn lại bằng tiền. Người dùng chỉ cần dùng tiền thật để mua “gem” (tức là nạp tiền vào tài khoản), sau đó dùng “gem” đổi ra “điểm” để nhận lãi từ 0,2 - 0,1% điểm mỗi ngày.
Người tham gia nếu giới thiệu được nhiều người khác cùng sử dụng ứng dụng thì sẽ được chiết khấu hoa hồng theo từng cấp tương tự mô hình đa cấp.
Về bản chất, ứng dụng Myaladdinz đang lấy tiền của người sau trả cho người trước và khi không có người tham gia mua “gem” nữa thì hệ thống sẽ sụp đổ và người tham gia sẽ khó có thể lấy lại số tiền đã đầu tư.
Theo Công an tỉnh Bình Phước, ứng dụng này chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Do đó, việc người dân đăng ký tham gia ứng dụng có thể dẫn đến mất tiền hoặc bị đánh cắp dữ liệu cá nhân để sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp. Đây là nhân tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định ANTT tại địa phương.
Công an tỉnh Bình Phước đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị và nhân dân nêu cao cảnh giác, không tham gia nạp tiền vào ứng dụng nêu trên.
Cơ quan điều tra xác định Vietcombank chi nhánh Tây Đô thiệt hại hơn 325 tỷ đồng và đây là số tiền Huy và vợ bị cáo...
Nguồn: [Link nguồn]