Con trai người bán tạp hóa trở thành ông chủ của tập đoàn khách sạn khổng lồ

Sự kiện: Kinh Doanh

Nhờ những kinh nghiệm tích lũy được từ cửa hàng tạp hóa của cha, Conrad Hilton đã trau dồi thêm kỹ năng điều hành thương mối của mình và áp dụng vào kinh doanh.

Conrad là một trong những người mang họ Hilton nổi tiếng nhất với tài kinh doanh xuất chúng. Ảnh: Hilton

Conrad là một trong những người mang họ Hilton nổi tiếng nhất với tài kinh doanh xuất chúng. Ảnh: Hilton

Augustus Halvorsen Hilton, cha của nhà sáng lập tập đoàn Hilton sinh năm 1854 trong gia đình Hilton làm nông gần Klofta tại Ullensaker, Nauy. Ông kết hôn với bà Mary Genevieve, một phụ nữ người Đức và chuyển tới Mỹ năm 1870. Augustus có 7 người con, trong đó có Conrad.

Conrad sinh ra tại New Mexico năm 1887, sau này trở thành người nhà Hilton nổi tiếng nhất vì sự khôn khéo trong kinh doanh.

Conrad học kinh doanh tại cửa hàng tạp hóa của cha. Tại đây, ông đã học được những kiến thức đầu tiên về cách điều hành một thương mối. Cũng trong giai đoạn này, gia đình ông bắt đầu thỉnh thoảng cho thuê phòng trong nhà của mình

Thời đại học, Conrad tham gia hội sinh viên quốc tế Tau Kappa Epsilon. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia chính trường với vai trò đại diện đảng Cộng hòa tại New Mexico khi bang này được thành lập.

Conrad gia nhập quân đội Mỹ suốt Thế chiến thứ nhất. Ông từng là Trung úy ở tại Pháp với lực lượng đồng minh trong quân Quartermaster, chịu trách nhiệm cung cấp nhiên liệu, thực phẩm, quần áo và đồ gia dụng cho quân đội.

Khách sạn Hilton tại Texas, Hoa Kỳ. Ảnh: Hilton

Khách sạn Hilton tại Texas, Hoa Kỳ. Ảnh: Hilton

Sau chiến tranh, Conrad chuyển tới bang Texas. Năm 1919, ông tìm cách mua một ngân hàng nhưng bất thành. Vì vậy, ông chuyển sang mua khách sạn 40 phòng Mobley tại Cisco (Texas). Khách sạn này sau đó kinh doanh tốt tới mức ông phải ngăn phòng ăn ra thành các phòng nhỏ để đáp ứng nhu cầu thuê phòng.

Mobley được gọi là “Khách sạn Hilton đầu tiên” và hiện đã đổi tên thành Conrad Hilton Center. Nơi này vẫn lưu giữ các biển hiệu cũ và hai phòng ngủ từ năm 1919. Một phòng trong này được dùng làm trụ sở của Phòng thương mại Cisco và nơi còn lại để tổ chức các sự kiện đặc biệt như tiệc cưới.

Năm 1954, Conrad mua lại hãng điều hành khách sạn Statler với giá 111 triệu USD. Đây là thương vụ bất động sản lớn nhất trong lịch sử lúc bấy giờ. Conrad đã tự gọi mình là “Chủ khách sạn lớn nhất thế giới”. Sau đó, Conrad tiến hành mua thêm nhiều khách sạn cho đế chế của mình, như Stevens tại Chicago (khi đó là khách sạn lớn nhất thế giới), Waldorf-Astoria tại New York và cả một công ty game toàn cầu. Hilton sau đó trở thành chuỗi khách sạn quốc tế đầu tiên trên thế giới.

Tháng 9/2013, Hilton thực hiện IPO, thu về 2,35 tỷ USD. Ảnh: Hilton

Tháng 9/2013, Hilton thực hiện IPO, thu về 2,35 tỷ USD. Ảnh: Hilton

Khách sạn nổi tiếng Waldorf Astoria tại New York về tay Hilton năm 1949. Đây là tham vọng từ lâu của Conrad. Ban đầu, chủ nhân của Waldorf Astoria không muốn bán khách sạn cho một người không chuyên trong mảng này. Công ty bất động sản New York State Realty & Terminal - chủ sở hữu Waldorf Astoria khi đó lo ngại Conrad sẽ khiến khách sạn đi xuống.

Sau vài tháng, Conrad nhận thấy có người cũng đang muốn mua Waldorf Astoria. Ông quyết định dùng tiền túi của mình, thay vì tiền của tập đoàn Hilton, để mua lại. Một cổ đông lớn của khách sạn này đã đồng ý với đề xuất mua gần 250.000 cổ phiếu với giá 12 USD. Cuối cùng, Conrad trả 3 triệu USD để sở hữu 69% cổ phần Waldorf và dần tăng lên 100%.

Khách sạn huyền thoại này là công trình biểu tượng tại New York và từng đón tiếp các đời tổng thống Mỹ từ thời Herbert Hoover.

Một số thành viên của gia đình Hilton. Ảnh: Hilton

Một số thành viên của gia đình Hilton. Ảnh: Hilton

Tập đoàn Hilton sau đó mua thêm nhiều công trình ấn tượng khác, như khách sạn Conrad Maldives với nhà hàng dưới biển. Conrad Maldives trải dài trên hai hòn đảo tại Ấn Độ Dương.

Một bất động sản nổi bật khác của Tập đoàn Hilton là Conrad Pezula tại Nam Phi - khách sạn có giá khoảng 8.000 USD mỗi đêm. Một số phòng của khách sạn này còn được xây dựng trên vách đá. Trang CNBC từng vinh danh Conrad Pezula là “khách sạn đẹp nhất thế giới” năm 2008. Cũng trong năm này, cố Tổng thống Nam Phi - Nelson Mandela đã trở thành vị khách đầu tiên của khách sạn.

Conrad có 3 người vợ: Mary Adelaide Barron (kết hôn 1925, ly dị 1934), nữ diễn viên Zsa Zsa Gabor (kết hôn 1942, ly dị 1946) and Mary Frances Kelly (kết hôn 1976 sống cho đến khi Hilton qua đời vào 1979).

Tỷ phú Conrad qua đời và để tài sản lại cho 3 người con. Hai con trai của ông nhận được mỗi người 500.000 USD, còn con gái nhận được 10.000 USD. Số còn lại được cho vào Quỹ Conrad N. Hilton.

Năm 1984, con trai Richard của ông tự thành lập công ty bất động sản riêng mang tên Hilton Realty Investment.

Năm 1993, cùng với Jeffrey Hyland, Richard lại lập hãng bất động sản Hilton & Hyland. Một số nhân viên kinh doanh của công ty từng xuất hiện trong chương trình truyền hình thực tế Million Dollar Listing.

Con trai thứ 2 của Conrad - William Barron Hilton I, tiếp quản công ty của gia đình. Barron thực hiện di chúc của cha và nhận 4 triệu cổ phiếu của tập đoàn Hilton. Năm 1966, Barron trở thành Chủ tịch kiêm CEO của Hitton.

Barron có tất cả 8 người con. Trong đó người con thứ 6, Richard, là cha của Paris và Nicky Hilton.

Năm 2007, Tập đoàn Blackstone, có trụ sở tại New York mua lại chuỗi khách sạn Hilton với giá 26 tỷ USD. Đây là thương vụ lớn thứ 2 trong lịch sử Blackstone. Sau thương vụ, công ty này thành chủ sở hữu của gần 4.000 khách sạn.

Tháng 9/2013, Hilton thực hiện IPO, thu về 2,35 tỷ USD. Thương vụ được thực hiện bởi ngân hàng Deutsche, Goldman, Bank of America Merrill Lynch và Morgan Stanley. Đây là IPO lớn nhất trong lịch sử ngành khách sạn, vượt qua các đối thủ, như Marriott International và Hyatt.

Tháng 10/2014, Hilton bán khách sạn Waldorf Astoria cho hãng bảo hiểm Anbang của Trung Quốc với giá 1,95 tỷ USD. Sau thương vụ, tập đoàn Hilton sẽ vẫn quản lý khách sạn này trong 100 năm tới kể từ ngày ký kết.

Gia đình Hilton được cho là sở hữu nhiều bất động sản trên khắp thế giới và cả một trang trại tại Costa Rica. Dĩ nhiên, những thành công đó không phải tự nhiên mà có. Đây là thành quả gây dựng gần một thế kỷ qua của gia đình Hilton.

Nguồn: [Link nguồn]

3 con trai của ông chủ trại lợn gây sốt khi gia nhập hàng ngũ những nhà tỷ phú

Gia đình Lim Hock Chee từng bán thịt lợn đông lạnh tại một quầy hàng thuê trong một cửa hàng tạp hóa nhưng giờ đây, sau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vũ Đậu ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN