Có một nghề nghe tên đã rờn rợn, ngày ngày phải đi lại giữa nghĩa trang

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Không gian u tịch nơi nghĩa địa luôn làm cho cảnh vật và con người thêm lạnh lẽo, hiu quạnh. Thế nhưng, chẳng ai ngờ rằng, chính nơi âm khí nhuốm đặc ấy lại là nơi khởi nguồn của những nghề tưởng chừng sẽ không bao giờ có.

Đơn cử như nghề chăm sóc mộ

Ở Nhật Bản có rất nhiều người già sống cô độc một mình và chết một thời gian không ai biết. Thi thể họ thường bị phân huỷ bốc mùi mới có người phát hiện. Ngoài ra, còn có các trường hợp tự tử, nhảy lầu và các hoàn cảnh đẫm máu khác. Xuất phát từ thực tế này, công việc chăm sóc mộ đã ra đời để thay gia đình người chết chăm lo nơi chôn cất của họ.

Có một nghề nghe tên đã rờn rợn, ngày ngày phải đi lại giữa nghĩa trang - 1

Ở Việt Nam, nghề chăm sóc mộ cũng nở rộ những năm gần đây. Đây là một công việc mang yếu tố tâm linh, là việc hiếu và cũng cho thù lao cao. Tiền công chăm sóc mộ cũng hết sức đa dạng, mỗi tháng từ 50.000 - 100.000 đồng, tùy theo thỏa thuận giữa chủ và người làm và công việc lau hàng ngày hay một tuần 2-3 lần; có kèm chăm sóc, nhổ cỏ hay không...

Gắn bó với nghề này từ 5 năm nay, chị Thúy Mai (quê bắc Ninh) chia sẻ, công việc lau và chăm sóc mộ cũng khá vất vả. Mùa mưa thì đỡ bụi nhưng cỏ mọc um tùm, trẻ chăn bò, người qua kẻ lại mang dép bùn đất làm bẩn khắp nơi nên lau được một ngôi mộ phải mất từ 15 đến 20 phút.

Mùa nắng thì bụi mù, chỉ một cơn gió, một chiếc xe chạy qua là bụi đất phủ lớp lớp, phải lau đi lau lại nhiều lần mới sạch. Có mộ lau buổi sáng, trưa chiều lại bẩn, giống như chưa lau vậy. Những ngôi mộ lớn có mái che là địa điểm lý tưởng cho một số thanh niên tụ tập ăn nhậu, xả rác, bôi bẩn… nên sự vất vả của những người lau mộ càng tăng gấp bội. Nhiều trường hợp có kẻ xấu phóng uế trên mộ, ngay trước bia mộ, phải dội nước thật nhiều, lau nhiều lần mới sạch.

Trung bình mỗi tháng chị cũng kiếm được khoảng trên dưới 3 triệu đồng. Có chủ mộ trả tiền hàng tháng, có người 2-3 tháng trả một lần, có người cuối năm mới trả tùy theo thỏa thuận và nhu cầu của từng người.

Có một nghề nghe tên đã rờn rợn, ngày ngày phải đi lại giữa nghĩa trang - 2

Cùng làm công việc như chị Thúy Mai, bà Vũ Thị Anh (ở Hòa Bình) nhận việc ở trong một công viên nghĩa trang được bảo vệ cẩn thận nên công việc có nhẹ nhàng hơn. Hằng ngày, bà rời nhà từ lúc 6h sáng, đến nơi bà bắt đầu công việc tưới cây, cắt tỉa hoa, cỏ lúc 7h, sau đó lau chùi cho từng phần mộ. Bà xem việc chăm sóc các ngôi mộ của khách hàng như chăm sóc cho chính phần mộ của người thân trong gia đình, không thể làm ẩu.

"Có những gia đình họ bận không đến chăm sóc phần mộ gia tiên thường xuyên, hoặc những việt kiều ở xa có một hai năm mới về, nhờ mình chăm sóc giúp. Các phần mộ được chăm sóc sạch đẹp bản thân mình cũng thấy vui, gia đình của họ ở xa cũng yên tâm", bà Anh nói.

Tuy nhiên, mặc dù cũng mang lại thu nhập, nhưng do công việc cũng vất vả và nhiều oái ăm lắm nên ít ai dám làm.

Có một nghề nghe tên đã rờn rợn, ngày ngày phải đi lại giữa nghĩa trang - 3

Không chỉ nghề chăm sóc mộ nở rộ, mà nghề tảo mộ thuê lại là một nghề "hái ra tiền", đặc biệt vào những ngày cuối năm.

Giá cho mỗi ngôi mộ cao thấp tùy theo yêu cầu của khách. Nếu chỉ làm cỏ, thắp hương và khấn giá khoảng 300 đến 500 nghìn đồng/ngôi. Nhiều gia đình có điều kiện muốn làm cỏ, khấn, cạo vôi, quét sơn lại, thậm chí trồng thêm hoa thì giá có thể lên tới 3 đến 5 triệu đồng tùy theo kích thước từng ngôi mộ.

Theo những chủ thợ tiết lộ: Trong tháng Chạp, nếu nhiều việc, mỗi người cũng kiếm 2 đến 3 triệu đồng/ngày. Chị Thu nói thêm: "Gia đình tôi chỉ có mấy sào ruộng, cả năm trông chờ vào tháng cuối năm đi tảo mộ thuê. Chịu khó, cả gia đình cùng làm thì cũng kiếm được vài chục triệu".

Nguồn: [Link nguồn]

Sinh viên mới ra trường thu nhập 52 triệu đồng/tháng nhờ nghề “độc”

Một sinh viên mới ra trường ở Trung Quốc có thể kiếm được mức lương trung bình hàng tháng là 52 triệu đồng với công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN