Chứng khoán Việt ''bốc hơi'' 74 tỷ USD như thế nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tính từ đầu năm, VN-Index đã giảm hơn 350 điểm (hơn 23%), vốn hoá HoSE bốc hơi tới 55 tỷ USD. Câu lạc bộ vốn hoá tỷ đô mất đi nhiều doanh nghiệp niêm yết. Trên toàn thị trường, chỉ còn duy nhất VCB giữ được vốn hoá trên 10 tỷ USD.

Giá trị vốn hóa trên các sàn HoSE, HNX, UPCoM đã mất hơn 1,7 triệu tỷ đồng (gần 74 tỷ USD) kể từ đầu năm, trong đó giá trị sụt giảm chủ yếu ở vốn hóa của HoSE - sàn lớn nhất hiện nay.

Tính hết phiên 28/9, vốn hoá HoSE giảm về 4,5 triệu tỷ đồng, thấp hơn 1,29 triệu tỷ đồng (gần 55 tỷ USD) so đầu năm.

Chỉ số đại diện 3 sàn cũng sụt giảm mạnh. Đóng cửa phiên 28/9, VN-Index giảm hơn 350 điểm (23%) xuống còn 1.143 điểm. UPCoM-Index cũng mất hơn 23%, xuống còn 85 điểm. HNX-Index giảm mạnh nhất hơn 46%, xuống còn 252,35 điểm.

Thị trường chung lao dốc, các cổ phiếu lớn nhất "bốc hơi" hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn hoá. Mã vốn hoá lớn nhất hiện nay là VCB, bốc hơi khoảng 18.000 tỷ đồng vốn hoá từ đầu năm xuống còn hơn 350.000 tỷ đồng. VCB hiện là mã duy nhất có vốn hoá vượt 10 tỷ USD.

Vốn hoá của các bluechip sụt giảm mạnh kể từ đầu năm (dữ liệu: Tradingview)

Vốn hoá của các bluechip sụt giảm mạnh kể từ đầu năm (dữ liệu: Tradingview)

Theo sau VCB là bộ đôi cổ phiếu "họ" Vingroup, vốn hoá Vinhomes (VHM) và Vingroup (VIC) lần lượt là 235.000 tỷ đồng, 223.000 tỷ đồng, giảm rất mạnh khoảng 110.000 tỷ đồng và 130.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Giá cổ phiếu cũng sụt giảm mạnh, như VIC giảm gần 40% từ đầu năm, hiện chỉ còn 57.500 đồng/cổ phiếu. VHM "bốc hơi" 35% thị giá, hiện giao dịch ở mức 51.200 đồng/cổ phiếu. Như vậy, VHM, VIC đã ra bị loại khỏi danh sách doanh nghiệp vốn hoá 10 tỷ USD.

Đến hết năm 2021, trên HoSE đã có 46 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, tăng 16 doanh nghiệp so với cuối năm 2020, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm VIC, VCB, VHM.

Số doanh nghiệp vốn hoá tỷ đô cũng sụt giảm, mất đi một số cái tên như OCB, VND, VCI, DIG, GEX... Nhóm cổ phiếu chứng khoán có nhiều cái tên bị loại, vắng bóng trong nhóm tỷ đô, dù năm ngoái tăng trưởng ấn tượng. Hiện, nhóm chứng khoán chỉ còn đại diện duy nhất là SSI (vốn hoá hơn 29.000 tỷ đồng)

Cuối năm ngoái, giá trị vốn hóa sàn HoSE tăng 43% đạt gần 5,84 triệu tỷ đồng, qua đó dẫn đầu khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng vốn hóa. VN-Index cũng lọt nhóm tăng mạnh nhất thế giới (tăng 35,7% trong năm 2021, lên mức 1.498 điểm).

Theo dữ liệu của StockQ.org, chứng khoán Việt Nam xếp thứ 7 trong danh sách những thị trường tăng mạnh nhất năm qua. Dẫn đầu là thị trường Abu Dhabi, Argentina, Iceland, Áo, Cộng hoà Séc.

Tuy nhiên, với diễn biến tiêu cực bao trùm hiện nay, VN-Index đang đánh mất mạch tăng 3 năm liên tiếp.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2022, trên thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân đạt 22.743 tỷ đồng/phiên, giảm 14,5% so với bình quân năm trước.

Thị trường trái phiếu giá trị giao dịch bình quân đạt 9.326 tỷ đồng/phiên, giảm 18,2%.

Thị trường chứng khoán phái sinh khối lượng giao dịch đạt 30,4 triệu chứng quyền/phiên, tăng 43% so với bình quân năm 2021 và giá trị giao dịch đạt 26,28 tỷ đồng/phiên, giảm 63%.

Liên tục lao dốc thảm, có nên đổ tiền vào thị trường chứng khoán lúc này?

Thời điểm hiện tại, thông tin tiêu cực đã được phản ánh phần nào và định giá rơi về mức thấp sẽ khiến thị trường giảm sâu hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN