Chứng khoán “khoe” là bà đỡ, tín dụng “than” phải gánh nặng vốn

"Hiện, trên 1.000 doanh nghiệp niêm yết, tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa lớn. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán tốt", Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói. Trong khi đó, lãnh đạo Vụ tín dụng NHNN cho hay, gánh nặng vốn nền kinh tế vẫn đè lên tín dụng .

Chứng khoán đang là "bà đỡ" cho DN?

Ông Trần Xuân Hà - Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, nhiều giải pháp được triển khai để thực hiện Nghị quyết TW 10. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện thể chế quản lý tài chính doanh nghiệp và minh bạch hóa thông tin; cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán...

Những biện pháp này góp phần đẩy phát triển kinh tế, mở rộng đầu tư, nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Theo đó, ngân sách nhà nước đã được tái cơ cấu, nợ công đã được kiểm soát (nợ công năm 2018 chiếm 58% GDP).

Cuối năm 2018, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đã đạt 111%GDP, trong đó thị trường cổ phiếu đạt 71,9% GDP, thị trường trái phiếu đạt hơn 39% GDP (trong đó trái phiếu Chính phủ đạt hơn 27% GDP, trái phiếu doanh nghiệp đạt 8,6% GDP). "Thị trường chứng khoán với vai trò là kênh huy động vốn trung - dài hạn cho đầu tư phát triển đã có sự phát triển đáng ghi nhận", ông Hà nhấn mạnh.

Thị trường bảo hiểm đã duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 25% mỗi năm. Đến cuối năm 2018, quy mô của thị trường bảo hiểm đã đạt trên 3% GDP đối với doanh thu bảo hiểm gốc. Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế trên 300.000 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Tài Chính dẫn chứng, những năm 1998, 2000, Việt Nam chỉ có trong tay một nghị định phát triển thị trường chứng khoán, cơ quan nhà nước làm hết tất cả mọi việc để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. "Chúng tôi đánh giá cơ quan nhà nước của Việt Nam đã trở thành "bà đỡ" cho thị trường chứng khoán phát triển", ông Hà nhấn mạnh.

Theo ông, kết quả trên có được nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Trong đó, việc cổ phần hóa, thoái vốn tại các công ty nhà nước trên sàn chứng khoán được đánh giá cao.

Chứng khoán “khoe” là bà đỡ, tín dụng “than” phải gánh nặng vốn - 1

Lo vốn cho doanh nghiệp, từ kênh chứng khoán hay tín dụng ngân hàng?

Thực trạng nền kinh tế vẫn "đè" tín dụng 

Trả lời câu hỏii về sự mất cân băng thị trường tín dụng và thị trường vốn, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa nhận thực trạng của nền kinh tế hiện nay tạo áp lực quá lớn đến hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo ông Hùng, áp lực đối với các tổ chức tín dụng hiện đang rất lớn. Đại diện Ngân hàng Nhà nước dẫn ra một số nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng gồm: Thứ nhất, phía doanh nghiệp chưa có báo cáo kế hoạch kinh doanh dài hạn, việc quen thói quen sử dụng vốn dài hạn và xây dựng các kế hoạch phát triển dài hạn. doanh nghiệp chưa có kế hoạch dẫn đến ảnh hưởng lâu dài.

Thứ hai, doanh nghiệp còn ngại công bố thông tin, báo cáo thông tin tài chính chưa được rõ ràng, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng.

Thứ ba, chưa đáp ứng được điều kiện phát hành trái phiếu, thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp mang tính lâu dài, tính thanh khoản của trái phiếu chưa cao, chưa có các tổ chức xếp hạng tín dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư...  Thông tin chưa được minh bạch, công khai, chỉ tập trung vào trái phiếu chính phủ, bảo lãnh...

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, giải pháp giải quyết nguyên nhân là rà soát, khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hiện đại hóa công nghệ thông tin, sớm hình thành công ty xếp hạng tín nghiệm đủ năng lực. Về phía doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, có kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, có lộ trình đủ lớn, tập trung vào phát triển vốn thông qua phát hành trái phiếu...

1000 doanh nghiệp đang huy động vốn qua kênh chứng khoán 

Còn ông Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBCK Nhà nước cũng nhấn mạnh, thị trường chứng khoán mới có từ năm 2000 song phát triển nhanh và tương đối bền vững. Mỗi năm, thị trường này tăng trưởng bình quân 25%. Nếu như năm 2010,  giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán chiếm 52,5% GDP thì đến năm 2018, quy mô thị trường vốn là 111% GDP. 

"Hiện, trên 1.000 doanh nghiệp niêm yết, tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa lớn. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán tốt", Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói.

Ông Sơn cho rằng, thị trường này được chính phủ quan tâm, chú trọng phát triển. Nhà nước cũng đề ra khung pháp lý phù hợp để các doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp là thị trường mới, non trẻ. Các doanh nghiệp lấy tiền vay ngân hàng để phát triển nguồn vốn thì gặp nhiều rủi ro nên việc huy động vống qua chứng khoán có thể hạn chế điều này.

Về giải pháp, ông nhấn mạnh thêm, Bộ Tài chính đang chỉ đạo để Sở Chứng khoán Hà Nội xây dựng cổng thông tin để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Bộ cũng đệ trình Luật chứng khoán sửa đổi tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh.

Trả lời câu hỏi của ông Cấn Văn Lực về sự chênh số liệu giữa Ngân hàng Nhà nước và ADB, bà Phan Thị Thu Hiền - Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính cho hay số liệu ADB cung cấp chưa có thông tin về trái phiếu phát hành theo hình thức riêng lẻ. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã có chuyên trang thông tin nhưng mới được triển khai từ tháng 2/2019. 

Theo bà Hiền, khuôn khổ pháp lý về định mức tín nhiệm hiện đã có, song cung phải đáp ứng với cầu. Khái niệm này hiện chỉ giới hạn trong các nhà đầu tư chuyên nghiệp. 

Theo bà Hiền, tại một số nước phát triển, chỉ số tín nhiệm là chính sách của các nhà đầu tư, điều kiện để các công ty ra thị trường là phải có xếp hạng chỉ số tín nhiệm. 

Không để tín dụng ”đen” vươn vòi

Tín dụng "đen" đang diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt. Trả lời phỏng vấn Báo Người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Huyền ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN