Chưa từng có ở Shark Tank VN: Dàn 9x gọi vốn thành công với số tiền “siêu lẻ”

Sự kiện: Khởi nghiệp

Trong tập 5 Shark Tank mùa 3, màn gọi vốn chính xác đến hàng đơn vị đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người xem. Đây cũng là thương vụ gọi vốn thành công duy nhất trong tập này.

5 nhà sáng lập của Học viện toán sơ đồ - MathMap Academy gồm Lã Quang Vinh, Nguyễn Văn Sơn, Vũ Công Tuyền, Lê Văn Thành, Nguyễn Công Chiến đến Shark Tank với lời đề nghị 9.402.919.539 đồng (hơn 9,4 tỷ đồng) cho 12,5% cổ phần công ty hoặc 5.402.919.539 đồng (hơn 5,4 tỷ đồng) cho 5% cổ phần công ty.

Lý giải con số gọi vốn trên, các nhà sáng lập của MathMap Academy cho hay định giá dựa trên một số yếu tố chính như: đội ngũ sáng lập, tốc độ tăng trưởng, dòng tiền lũy kế và lãi suất sử dụng vốn bình quân, sản phẩm và thương hiệu.

Lã Quang Vinh – CEO MathMap Academy giới thiệu trong hơn 3 năm thành lập, MathMap Academy đã mở rộng và phát triển hơn 17 trung tâm trong cả nước, trong đó có 8 trung tâm tự sở hữu, còn lại là nhượng quyền. MathMap Academy có số lượng hơn 5 nghìn học viên đã và đang theo học.

MathMap Academy tập hợp được đội ngũ lãnh đạo tài năng, tâm huyết. Bản thân CEO Lã Quang Vinh cũng là tác giả sách “Bí kíp học tập toàn diện” và doanh nhân tiêu biểu Asian 2018. Nhà sáng lập kiêm giám đốc đào tạo Nguyễn Văn Sơn cũng là chuyên gia về toán tư duy, diễn giả và tác giả của bộ sách Toán sơ đồ từ lớp 1 đến lớp 12.

Đi gọi vốn với số tiền "siêu lẻ", thương vụ này để lại ấn tượng sâu sắc với người xem.

Đi gọi vốn với số tiền "siêu lẻ", thương vụ này để lại ấn tượng sâu sắc với người xem.

MathMap Academy với 3 sản phẩm chính về: Kỹ năng phát triển tư duy, Kỹ năng sống và chuyển giao đại lý, đều đạt biên độ lợi nhuận trung bình từ 20 – trên 50%. Mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng trong hơn 3 năm vừa qua với doanh thu năm 2018 đạt 10.385.245.704 đồng (hơn 10,3 tỷ đồng). Tính riêng Quý I – 2019, MathMap Academy cán mốc doanh thu gần 4 tỷ đồng. Các nhà sáng lập cam kết nhà đầu tư có thể thu hồi vốn trong vòng 5 năm hoặc sớm hơn.

Cam kết với nhà đầu tư, CEO Lã Quang Vinh tuyên bố: “Trong trường hợp các Shark không thể thu hồi vốn, các cổ đông chính là những người sáng lập sẽ sử dụng chính tiền cá nhân của mình bù ra để gửi lại Shark số tiền đã đầu tư”.

Trả lời câu hỏi về sự khác biệt để cạnh tranh với các đối thủ trên thế giới, nhà sáng lập Nguyễn Văn Sơn cho biết, MathMap Academy có các điểm nhấn gồm: phương pháp tư duy kiểu Mỹ giúp trẻ tăng khả năng tổng hợp và ghi nhận kiến thức, đặc biệt sự kết hợp chặt chẽ giữa hai bán cầu não. Tiếp đến là môi trường hình thành quy tắc tư duy cho con trong cuộc sống. Hệ thống các bài tập rèn luyện bám sát với giáo trình giáo dục tại lớp, giúp trẻ hình thành nhân cách sống thông qua đạo đức, nghị lực, trí tuệ.

Nhận xét giáo dục không phải là lĩnh vực thế mạnh và mô hình của MathMap Academy không phù hợp với hệ sinh thái của mình, hai Shark Phạm Thanh Hưng và Đỗ Liên nhanh chóng tuyên bố rút lui.

Trái lại, cùng nhận định việc phát triển tư duy thông qua toán học là thị trường rất tiềm năng và có ý nghĩa rất lớn, Shark Nguyễn Ngọc Thủy, Shark Nguyễn Thanh Việt, Shark Dzung Nguyễn đều dành nhiều sự quan tâm dành cho mô hình của MathMap Academy.

Chủ tịch HĐQT kiêm người sáng lập Tập đoàn Egroup – Sở hữu chuỗi trung tâm tiếng anh Apax dồn dập đưa ra những câu hỏi liên quan đến tài chính, hiệu suất lấp đầy của MathMap Academy. Trả lời lần lượt các vấn đề, CEO Lã Quang Vinh cho biết hiệu suất lấp đầy rơi vào khoảng 20 – 30% trung tâm chính quy. Một trung tâm mở ra khoảng 6 tháng, chậm nhất 1 năm đã có lãi phân bổ, giá vốn trên giá bán khoảng 25 - 40%, một lớp học có từ 8 – 16 học sinh.

Thương vụ gọi vốn thành công với sự đầu tư của Shark Thủy.

Thương vụ gọi vốn thành công với sự đầu tư của Shark Thủy.

Với triết lý đầu tư vào “ngành – người”, Shark Thủy cũng đặt ra câu hỏi để thử phản ứng của startup: “Trong trường hợp có sản phẩm hay hơn nhưng anh thích đội ngũ khởi nghiệp này, chúng ta có thể thay đổi sản phẩm được không?”. 

Nhà sáng lập của MathMap Academy nhanh chóng ghi điểm với các nhà đầu tư khi đưa ra câu trả lời, đó là sẽ đem một vài giá trị cốt lõi của Academy kết hợp đồng hành với sản phẩm đó. Hướng đến mong muốn cuối cùng là hình thành nhân cách sống của học sinh, giúp các con vững bước ra ngoài cuộc sống.

Shark Thủy đưa ra cho MathMap Academy đề nghị 9.402.919.539 đồng, trong đó 4.402.919.539 đồng cho 20%, 5 tỷ còn lại rót dưới dạng trái phiếu chuyển đổi trong vòng 2 năm kèm điều kiện dòng tiền dương trên tất cả các trung tâm, 6 tháng đều có lãi về mặt phân bổ.

Với lời đề nghị trên, Shark Dzung Nguyễn tuyên bố rút lui vì không thể có offer tốt hơn dành cho startup.

Sau khi đầu tư vào Tổ hợp y tế, Shark Việt bày tỏ ông nhận ra vấn đề con người là quan trọng, “vị cá mập” rất quan tâm đến vấn đề đào tạo. Vậy nên, vị “cá mập” này đã đưa ra cho lời đề nghị vô cùng cạnh tranh dành cho startup với 9.402.919.539 đồng, trong đó 5 tỷ cho 15% cổ phần, 4.402.919.539 đồng là trái phiếu chuyển đổi hoặc góp theo tiến độ. Trong 5 năm, điều kiện 5 người này không được chuyển nhượng cổ phẩn và không thành công sẽ về làm việc cho Shark.

Và hai lời đề nghị đầy sự cạnh tranh này đã khiến startup phải hội ý kín. Ngoài mục tiêu về vốn, MathMap Academy cần nhất là người đồng hành, dẫn dắt startup đi nhanh hơn và nhân rộng mô hình tốt hơn. Do đó, các nhà sáng lập của MathMap Academy đã quyết định nhận lời đồng hành từ Shark Thủy.

Tuyên bố không cần lợi nhuận, “cá mập” này đã đầu tư 1 tỷ đồng cho start-up

doanh nghiệp kinh doanh lỗ, Shark Liên vẫn chấp nhận đầu tư 1 tỷ đồng cho start-up này và tuyên bố không cần lợi nhuận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khởi nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN