Chủ tịch Samsung vừa mất, con cái muốn thừa hưởng tài sản phải nộp số thuế gây choáng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cuộc sống của những người giàu có và nổi tiếng là tin tức nóng bỏng ở khắp mọi nơi. Nhưng ở Hàn Quốc, đó là một cái chết được dự đoán khiến cả nước chú ý.

Người giàu nhất Hàn Quốc, Lee Kun-hee, chủ tịch 77 tuổi của công ty công nghệ khổng lồ Samsung Electronics, qua đời vào ngày 25/10. Ông đã mất khả năng lao động kể từ một cơn đau tim năm 2014 và báo chí địa phương thường xuyên đồn đoán về sức khỏe của ông với cái chết dường như được dự đoán trước.

Khoản thuế thừa kế của các con cố chủ tịch huyền thoại có thể làm ảnh hưởng quyền thống trị của gia tộc này (Nguồn: Bloomberg)

Khoản thuế thừa kế của các con cố chủ tịch huyền thoại có thể làm ảnh hưởng quyền thống trị của gia tộc này (Nguồn: Bloomberg)

Khi Lee Kun-hee qua đời, Reuters ước tính thuế thừa kế đối với các tài sản dự kiến vào khoảng 10.600 nghìn tỷ won, tương đương 9,4 tỷ USD và việc trả khoản thuế này có thể làm phức tạp thêm quyền kiểm soát của gia tộc đối với tập đoàn Samsung.

Theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, giá trị tài sản ròng của Lee là khoảng 20,9 tỷ USD và những người thừa hưởng tài sản của ông có thể sẽ phải bán một số tài sản thừa kế để trang trải các khoản thuế gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với cổ phần của họ trong Samsung.

Mức thuế 50% của Hàn Quốc đối với các bất động sản trên 2,5 triệu USD là mức cao thứ hai trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, sau Nhật Bản. Đế chế Samsung bao gồm 62 công ty trị giá hơn 300 tỷ USD. Mặc dù cố chủ tịch Lee sở hữu một số mảng kinh doanh lớn - bao gồm 4,2% cổ phần của Samsung Electronics - nhưng chúng không đủ lớn để ông có quyền kiểm soát toàn bộ tập đoàn.

Gia tộc này phụ thuộc vào mối quan hệ không chính thức với các giám đốc điều hành các công ty liên quan và phần lớn quyền lực mềm có thể tiêu tan khi ông Lee qua đời. Chung Sun-sup, giám đốc điều hành của nhà nghiên cứu kinh doanh Chaebul.com, cho biết: “Gia tộc này đang phải kéo thêm nhiều mối quan hệ về phía mình và vấn đề xử lý tài sản cũng như số cổ phiếu của người cha là một vấn đề nan giải”.

Con trai của ông Lee, Jay Y. Lee, là một trong bốn phó chủ tịch của Samsung Electronics, nhưng cho đến nay, anh vẫn không thể đạt được tầm vóc mà người cha đã gây dựng trong nhiều thập kỷ ở vị trí hàng đầu trong ngành kinh doanh Hàn Quốc. Không có tổ chức chính thức nào liên kết tất cả các công ty; họ được kết nối với nhau bằng một mạng lưới cổ phần chéo mà Lee Kun-hee sử dụng để duy trì toàn bộ tập đoàn.

Những người chỉ trích cho rằng ông Lee đã đi quá xa trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng. Năm 2009, Lee Kun-hee bị kết tội chuyển tiền cho các con của mình thông qua việc bán trái phiếu bất hợp pháp. Và Elliott Management Corp. đã kiện chính phủ Hàn Quốc vì ủng hộ việc sáp nhập vào năm 2015 giữa hai chi nhánh nhằm tăng quyền kiểm soát của gia tộc này đối với Samsung Electronics.

Lợi ích từ sự tăng trưởng thần kỳ của Hàn Quốc trong nửa sau thế kỷ 20 mang lại tình trạng không cân xứng cho các chaebol, các tập đoàn lớn do gia đình tự quản, gây ra những vấn đề về thuế sau thừa kế trở thành là một vấn đề to lớn cần giải quyết.

Nguồn: [Link nguồn]

Choáng với doanh thu của Samsung Việt Nam

Nếu so với GDP của Việt Nam năm 2019 thì doanh thu của Samsung bằng 26%.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN