Chống Covid-19, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tạm “đóng cửa”

Nhà máy sản xuất ôtô của VinFast tại Hải Phòng sẽ đóng cửa từ 6/4 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thời gian hoạt động trở lại chưa được quyết định.

Vinfast đóng cửa từ 6/4

Cũng giống như hầu hết doanh nghiệp khác, hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty VinFas cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe và sự an tâm cho người lao động, góp phần vào phòng chống dịch Covid-19 của toàn xã hội, VinFast dự kiến tạm dừng sản xuất tại nhà máy từ ngày 6/4.

Một số trường hợp cần sản xuất các thiết bị y tế phục vụ chống dịch Covid-19, nhà máy sẽ tiếp tục hoạt động.

Thời gian hoạt động trở lại chưa được quyết định.

Thời gian hoạt động trở lại chưa được quyết định.

Trong giai đoạn tạm dừng sản xuất, VinFast sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động phát triển sản phẩm mới và nghiên cứu mở rộng mạng lưới, để có thể nhanh chóng bứt phá sau khi dịch bệnh qua đi.

Thời gian hoạt động trở lại của nhà máy sẽ được ban lãnh đạo công ty quyết định dựa trên tình hình diễn biến thực tế.

Bầu Hiển ký hợp đồng nông sản 115 triệu USD với đối tác Mỹ

Thông qua phương thức làm việc trực tuyến, Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã tiến hành ký kết hợp đồng nhập khẩu nông sản trị giá 115 triệu USD với đối tác Mỹ.

Phần lớn số nông sản này là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, mặt hàng đang bị đội giá trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu kết thúc.

 T&T ký hợp đồng nông sản 115 triệu USD với đối tác Mỹ

 T&T ký hợp đồng nông sản 115 triệu USD với đối tác Mỹ

Theo đại diện T&T Group, hợp phần đầu tiên của hợp đồng trên trị giá 13 triệu USD, tương đương 48.000 tấn (DDSG) bã ngô lên men sẽ được thực hiện ngay trong tháng 4. Phần còn lại của hợp đồng sẽ được thực hiện trong năm nay. Đối tác của T&T Group trong thương vụ này là Tập đoàn Marquis Energy Global - một trong những tập đoàn hàng đầu tại Mỹ về cung cấp các mặt hàng như dầu, ethanol, DDSG…

Thế giới Di động của đại gia Nam Định sắp tung dịch vụ đi chợ thay

Theo chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài, trong một tháng nữa, Bách Hóa Xanh sẽ vận hành thêm kho hàng mới ở TP.HCM phục vụ mua sắm trực tuyến để giải quyết nút thắt này.

Cùng với đó, ứng dụng đi chợ thay sắp ra mắt sẽ gói gọn trong 50-100 sản phẩm thông dụng nhất. Khi khách hàng đặt đơn, nhân viên của Thế giới Di động sẽ nhận đơn trên điện thoại, đến siêu thị Bách Hóa Xanh gần khách hàng nhất mà mua hộ rồi giao tận nhà đến khách hàng ngay.

Giá sản phẩm trên ứng dụng đi chợ thay sẽ tương tự giá tại cửa hàng Bách Hóa Xanh. Khách hàng trả chi phí mua hộ trên mỗi đơn hàng là 30.000 đồng. “Có thể nói mô hình này giống GrabFood nhưng đặt nhu yếu phẩm”, ông Tài chia sẻ.

Trước câu hỏi có dự định hợp tác thêm với các ứng dụng như Grab, chủ tịch Thế giới Di động cho biết trước đây công ty đã từng khởi động dự án Bách Hóa Xanh kết hợp cùng Grab hay Now nhưng không khả thi. Lý do là các ứng dụng này không thể tải cùng lúc 5.000-7.000 sản phẩm.

Ngân hàng HDBank thay tổng giám đốc

Ngân hàng HDBank vừa thông báo nghị quyết bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới.

Ông Nguyễn Hữu Đặng sẽ thôi giữ chức tổng giám đốc để đảm nhận vai trò mới là phó chủ tịch HDBank. Kế nhiệm ông Đặng ở vị trí tổng giám đốc nhà băng này là Phó tổng giám đốc Phạm Quốc Thanh.

Ông Nguyễn Hữu Đặng sinh năm 1970, là thạc sỹ ngành tài chính ngân hàng. Ông Đặng từng có thời gian công tác ở Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Tháp, ngân hàng Vietinbank trước khi làm việc tại HDBank 21 năm qua.

Ông Đặng giữ vai trò tổng giám đốc HDBank từ năm 2010 và được đánh giá đã đóng góp quan trọng trong một thập kỷ phát triển vừa qua của ngân hàng.

Ông Phạm Quốc Thanh cũng sinh năm 1970, có bằng cử nhân tài chính ngân hàng và ngoại ngữ. Ông Thanh làm phó tổng giám đốc HDBank từ 2013. Trước đó, ông có nhiều năm làm việc tại các ngân hàng lớn.

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết muốn sáp nhập FLC Faros vào GAB

Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS) đã họp bàn về vấn đề liên quan tới thay đổi kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trong giai đoạn 2020-2025, tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh chủ yếu và sắp xếp lại một hoạt động kinh doanh của công ty.

Hội đồng quản trị cho rằng việc sáp nhập FLC Faros với CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (Mã: GAB) sẽ giải quyết được các vấn đề nêu trên một cách toàn diện nhất.

Vì vậy, HĐQT của FLC Faros đã quyết định trình đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương sáp nhập vào CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC.

FLC Faros sau đó đã gửi đề nghị này kèm theo tài liệu cuộc họp hội đồng quản trị ngày 1/4 tới GAB. 

Cả FLC Faros và GAB đều có liên quan chặt chẽ với Tập đoàn FLC. 

Cụ thể, Chủ tịch và cổ đông lớn nhất của FLC Faros là ông Trịnh Văn Quyết – người đồng thời là Chủ tịch và cổ đông lớn nhất của Tập đoàn FLC. FLC Faros hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và là nhà thầu chính của nhiều dự án lớn do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Giá vàng hôm nay 4/4: Tiếp tục leo cao khi Covid-19 kéo số người thất nghiệp cao kỷ lục

Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp khi dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế toàn cầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN