Choáng váng 400 căn phòng chứa đầy châu báu và hài cốt giữa hẻm núi
Nhìn bên ngoài khu nghĩa địa trông như một sườn núi bị đục thủng lỗ chỗ nhưng bên trong lại là các căn phòng xa hoa chứa đầy châu báu và các thi hài 1.800 năm tuổi.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 400 ngôi mộ ở thành phố cổ Blellowos, nằm cách biển Aegean khoảng 180 km về phía đông, nơi ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố này được thành lập từ thời Alexander Đại đế và tồn tại qua các thời kỳ La Mã và Byzantine.
Nhìn từ bên ngoài, khu nghĩa địa cổ đại trông như một sườn núi bị đục thủng lỗ chỗ nhưng bên trong thật ra là 400 gian phòng vô cùng xa hoa. Mỗi mảng tường, trần nhà đều được vẽ trang trí bằng những bức tranh đầy màu sắc tinh tế và phức tạp, với cấu trúc trần dạng vòm đặc trưng. Có thể nói mỗi phòng chôn cất đều lộng lẫy như một gian phòng trong lâu đài hoặc như trong những khách sạn hạng sang thời hiện đại.
Đáng tiếc trải qua hàng thiên niên kỷ nhiều bức đã xuống cấp. 24 trong số các bức tranh tường vẫn còn hiển thị nhưng chúng đang ở trong tình trạng xấu.
Các bức tranh tường với họa tiết tinh xảo, phức tạp trong khu nghĩa địa cổ. Ảnh: Cơ quan lưu trữ dự án khai quật khảo cổ học Blaundos.
“Các bức bích họa bị bao phủ bởi một lớp bồ hóng dày đặc và đen do những đám cháy được gây ra trong thời gian đó. Nhưng nhóm bảo tồn đã có thể làm sạch một số bức tranh, để lộ những bức phong cảnh hoa, hình học và tượng hình rực rỡ được vẽ trên tường”, Birol Can, nhà khảo cổ học tại đại học Uşak,Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng đầu Dự án khai quật Bl Yellowos, nói.
Chuyên gia này cho biết thêm, trong mỗi căn phòng đều chứa một hay nhiều quan tài, trong đó người đã khuất được đưa vào trong khoảng thế kỷ thứ 2-4 sau Công Nguyên.
Thành phố Blellowos nằm trên một ngọn đồi được bao quanh bởi một thung lũng, thực chất là một nhánh của hẻm núi Uşak rộng lớn, một trong những hệ thống hẻm núi dài nhất thế giới. Những người dân Blellowos đã xây dựng nghĩa địa trên sườn của hẻm núi.
“Do tính chất đá của các sườn núi bao quanh thành phố, kỹ thuật chôn cất được ưa thích nhất là những ngôi mộ được chạm khắc vào các tảng đá”, Tiến sĩ Briol Can cho hay.
Mặc dù đã biết về nghĩa địa này trong hơn 150 năm nhưng các nhà khảo cổ chưa bao giờ thực hiện một cuộc khai quật có hệ thống. Đó là lý do tại sao nhóm của Can bắt đầu dự án khai quật vào năm 2018, với mục tiêu ghi lại các tàn tích và chuẩn bị các dự án bảo tồn.
Đến nay, họ đã khai quật được nhiều công trình như đền thờ, vương cung thánh đường, nhà hát, nhà tắm công cộng, phòng tập thể dục, cổng chào xa hoa, hệ thống dẫn nước... Vào năm 2018, khi khai quật một trong những ngôi mộ bằng đá, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương người niên đại khoảng 1.800 năm. Vì vậy, vào năm 2021, họ tập trung nghiên cứu tại khu vực nghĩa địa.
Theo Smithsonian Magazine, các phòng chôn cất ở nghĩa địa này có dấu vết của rất nhiều châu báu là đồ tùy táng của người quá cố, tuy nhiên chúng đã bị cướp phá nặng nề trong vài thế kỷ qua. Những kẻ trộm mộ còn làm hư hại một số gian phòng.
Thế nhưng những gì còn sót lại cũng đủ là một kho báu: Nhiều mảnh gốm vỡ và tiền xu có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4 cũng như các đồ dùng cá nhân như gương, nhẫn, vòng tay, kẹp tóc, dụng cụ y tế, thắt lưng, cốc uống nước và đèn dầu... được cho là để người đã khuất sử dụng ở thế giới bên kia. Giá trị khảo cổ và độ tinh tế của các cổ vật đủ khiến chúng trở nên vô giá.
Taliban đang truy tìm bộ sưu tập đồ tạo tác bằng vàng vô giá có niên đại hơn 2.000 năm. Kho báu này gồm hàng ngàn miếng...
Nguồn: [Link nguồn]