Chiêu lừa tiền "cũ rích" nhưng nhiều người vẫn "sập bẫy", bay ngay mấy triệu đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chiêu trò lừa đảo cũ nhưng người dùng khó thể lường trước được vì cách thức hoàn toàn mới.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, mọi người không khó để bắt gặp các bài viết đưa tin về nhiều vụ lừa đảo tiền qua mạng xã hội. Tuy nhiên, vụ lừa đảo qua mạng do chị Hiền (Hà Nội) chia sẻ mới đây khiến nhiều người không khỏi “giật mình” bởi cách thức thực hiện quá tinh vi, ít ai lường trước được.

Bài viết được chị Hiền chia sẻ với nội dung như sau:

Vào ngày 2/11, một người em làm cùng công ty của chị nhưng đã nghỉ việc, bị hack Facebook. “Vì em ấy rất quý tôi, thỉnh thoảng vẫn hay mua hàng ủng hộ tôi (vì tôi bán hàng online). Vì vậy, 2 chị em vẫn liên lạc với nhau. Tối hôm đó, tài khoản mạng xã hội của cậu ấy bỗng nhắn tin với nội dung vay tiền và chủ động gọi video cho tôi tận 4 lần. Nhưng tôi chỉ nghe 2 lần”, chị kể lại.

Hai lần nghe điện thoại, chị và con gái lớn của mình nhìn thấy rõ mặt người bạn của mình. Chị còn kịp quan sát là người đó đang ngồi trong một không gian phòng nhỏ phía sau là cánh cửa, mặc áo phông cộc tay và đeo kính.

“Cuộc gọi video kéo dài 18s thì tắt. Tôi nghĩ chắc bạn ý nhìn thấy con tôi nhí nhố nên tắt máy để nhắn tin nói chuyện cho tiện”, lúc này chị vẫn không có chút hoài nghi.

Người này chủ động nhắn tin cho chị Hiền với mong muốn vay 20 triệu đồng. Vì tối hôm trước mới thanh toán tiền hàng nên trong tài khoản của chị chỉ còn hơn 5 triệu đồng. “Tôi bảo tài khoản chỉ còn 5 triệu nên chỉ có thể cho vay 5 triệu thôi”, chị kể lại.

Chị Hiền chia sẻ hình ảnh và thông tin về vụ việc chị bị lừa mất 5 triệu đồng. Ảnh chụp màn hình.

Chị Hiền chia sẻ hình ảnh và thông tin về vụ việc chị bị lừa mất 5 triệu đồng. Ảnh chụp màn hình.

Khi hỏi tài khoản nhận, chị thấy nghi ngờ vì không phải tên bạn của chị mà chủ tài khoản nhận lại là tên người lạ. Chị Hiền có hỏi lại thì nhận được câu trả lời là bạn ấy nợ tiền, bị người khác giữ máy nên không liên lạc hay giao dịch gì được.

“Tôi nghi ngờ nên gọi vào số điện thoại của bạn ấy, đúng là không liên lạc được thật (có lẽ do thói quen đêm ngủ tắt máy). Sau đó, tôi lại vào trang cá nhân của người này để xem có vấn đề gì không thì lại không lướt được. Chưa kịp xem, người này lại gọi và tôi bấm nghe, chỉ được vài giây lại tắt.

Tôi lại cứ nghĩ chắc do mạng nhà tôi kém nên không xem được Facebook, vì thế mà video vừa nghe 1 chút đã ngắt ngay. Nhưng cuộc gọi đó tôi vẫn kịp nhìn được thấy mặt người bạn của mình. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi mới quyết định chuyển 5 triệu vào số tài khoản lạ mà người kia cung cấp để cho vay”, chị cho hay.

Thấy vậy, người đó lại năn nỉ nhờ chị vay hộ cho đủ 20 triệu. Chị có liên hệ với mấy người bạn xem ai có cho vay không nhưng không có ai còn tiền. Chị chụp ảnh màn hình tin nhắn đi vay hộ và gửi lại nói là không thể vay hộ được. Chưa kịp phản ứng gì, tên lừa đảo lại tiếp tục gọi video nhưng chị từ chối và tắt máy, đi ngủ.

Sáng hôm sau, chị mới biết nick Facebook của bạn mình bị hack và công nghệ mới bây giờ chèn được video khoảng hơn chục giây. Chị xác định mất luôn 5 triệu.

“Tôi đã đọc rất nhiều vụ lừa đảo nhưng chưa thấy tình huống nào lại chèn được cả video vào cuộc gọi như vậy. Dù cảnh giác, tôi vẫn không tránh khỏi việc mất tiền”, chị bức xúc.

Sau đó, tên lừa đảo vẫn chủ động nhắn tin năn nỉ chị cho vay thêm tiền. Lúc này, chị đã biết mình bị lừa nên chị tìm mọi cách giao dịch tiền mặt và muốn bắt được tên lừa đảo nhưng không thành công. Người đó đã chặn mọi liên lạc với chị.

Chị có liên hệ với bên ngân hàng nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi gì. “Với số tiền ít như vậy, tôi cũng không muốn trình báo công an vì làm mất thời gian của cả 2 bên”, chị cho hay.

Thủ đoạn lừa đảo qua mạng như của chị Hiền không mới nhưng ít ai có thể lường trước được.

Cụ thể, ngày 3/9, công an tỉnh Bắc Ninh ra quyết định tạm giữ hình sự 5 đối tượng cùng trú tại huyện Thạch Thất (Hà Nội) để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và che giấu tội phạm.

Theo đó, nhóm đối tượng này đã hack nhiều tài khoản Facebook mua số tài khoản ngân hàng trùng tên với chủ tài khoản Facebook. Khi có người nghi ngờ, gọi video call, nhóm này sử dụng đoạn video ghi hình khuôn mặt chủ tài khoản đã cung cấp từ trước. Vì vậy, các bị hại tin tưởng tuyệt đối và chuyển tiền cho nhóm này. Từ tháng 10/2020 đến thời điểm bị bắt, nhóm nghi phạm trên đã gây ra hơn 40 vụ hack Facebook, chiếm đoạt trên 2 tỉ đồng của khoảng 20 bị hại tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Với tình trạng thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, Đại tá Võ Hồng Phương, Trưởng Công an quận Đống Đa (Hà Nội) khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, thận trọng, cần hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân khi tham gia mạng xã hội, phải xác minh thông tin cụ thể trước khi thực hiện các giao dịch. Trong trường hợp phát hiện các hành vi lừa đảo, phải thông báo ngay cho cơ quan công an để phối hợp điều tra, xử lý.

Theo Khoản 1, Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi năm 2017), hành vi lừa đảo cũng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu tài sản chiếm đoạt trị giá từ 2 đến dưới 50 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp đã nêu rõ trong Bộ luật.

Tưởng mua được “giá hời”, nhiều người sập bẫy với chiêu lừa đảo “cũ rích”

Chiêu trò lừa đảo này xuất hiện từ 1-2 năm trở lại đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng cảnh báo rất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN