Chiết khấu giảm, doanh nghiệp xăng dầu lại kêu lỗ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cùng với diễn biến chiết khấu xăng dầu liên tục giảm trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đề xuất Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần mạnh tay chỉnh đốn bất cập của thị trường, nhằm giảm những hạn chế do Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu mang lại. Nếu việc sửa đổi để giảm những hạn chế này không được làm triệt để, tình trạng thiếu nguồn cung có thể lặp lại.

Mệt mỏi vì bị cắt giảm chiết khấu dẫn đến mỗi lít xăng bán ra bị lỗ vài trăm đồng đang là tình trạng của hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở các địa phương hiện nay.

Doanh nghiệp bán lẻ cho biết đang bị lỗ khá lớn do bị giảm chiết khấu. Ảnh: Như Ý

Doanh nghiệp bán lẻ cho biết đang bị lỗ khá lớn do bị giảm chiết khấu. Ảnh: Như Ý

Tổng giám đốc một doanh nghiệp phân phối lớn ở khu vực miền Bắc cho biết, từ khoảng giữa tháng 10 đến nay, mặt hàng xăng đang khan nguồn cung gần giống như diễn biến thị trường cuối tháng 9 và các tháng 10, 11/2022. Đáng chú ý, cùng với việc giá xăng dầu diễn biến phức tạp, mức chiết khấu của các đầu mối cũng giảm rất mạnh từ đầu tháng 10 đến nay. “Chiết khấu các mặt hàng xăng và dầu đều giảm mạnh trong 2 tuần qua. Ngày 23/10, chiết khấu mặt hàng dầu diesel ở kho Nam Vinh (Hải Phòng) chỉ còn 1.200 đồng. Mặt hàng xăng RON 95 lấy từ các kho Đình Vũ, Petec, Hải Linh 250 đồng/lít. Xăng E5 lấy từ kho Đình Vũ, Hải Linh chiết khấu chỉ còn 200 đồng/lít”, vị này nói.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp bán lẻ ở khu vực miền Bắc, từ sau kỳ điều hành giá ngày 2/10, mức chiết khấu các mặt hàng xăng dầu đã có sự biến động mạnh. Đến sau ngày 11/10, mức chiết khấu lao dốc không phanh và nhanh chóng chỉ còn quanh mức 300 - 500 đồng/lít, khiến doanh nghiệp bị lỗ nặng nếu tính cả chi phí vận chuyển, vận hành cây xăng.

Với các doanh nghiệp khu vực phía Nam, mức chiết khấu những ngày qua của các doanh nghiệp đầu mối tư nhân chỉ còn từ 70 đến 100 đồng/lít xăng, chiết khấu của các doanh nghiệp đầu mối Nhà nước như Petrolimex, PVOil nhỉnh hơn chút, từ 200 đến 300 đồng/lít. Với mức chiết khấu từ 70 đến100 đồng/lít, chỉ đủ trả tiền chi phí vận chuyển tới các cây xăng nằm cách kho 30 - 50 km. Những cây xăng nằm xa hơn là bị lỗ…

Không để đầu mối “vừa đá bóng, vừa thổi còi’’

Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu và thương nhân phân phối khẳng định, bất bình đẳng của thị trường xăng dầu đã kéo dài từ nhiều năm nay. Các doanh nghiệp đã nhiều lần có ý kiến cần điều chỉnh tình trạng này nhưng cơ quan quản lý là Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đều nắm rõ nhưng lại không có động thái can thiệp.

Ông Văn Công Thật, Giám đốc Công ty TNHH KNJ Kim Ngọc (TPHCM) cho rằng cần công khai định mức các khâu khi đánh giá về thị trường xăng dầu. Theo ông Thật, hiện tại dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu sửa đổi vẫn còn nhiều bất cập, do các quy định trong dự thảo vẫn duy trì việc Nhà nước còn định giá bán lẻ nhưng không đưa quy định liên quan tách bạch khâu bán lẻ và bán buôn. Việc DN đầu mối vừa được duy trì song song bán buôn và bán lẻ và được Nhà nước hỗ trợ bù lỗ khi nhập khẩu làm cho thị trường thiếu sự cạnh tranh lành mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Công ty Xăng dầu Âu Hải Phát (Lâm Đồng) cho rằng, nghị định mới cần công khai tỉ lệ các khâu được nhận trong chi phí kinh doanh, và lợi nhuận định mức mà Thông tư 104 của Bộ Tài chính đã quy định. Việc dự thảo nghị định vẫn để cho các khâu tự thỏa thuận dẫn đến chính sách xăng dầu chỉ có lợi cho một phía là các DN đầu mối.

Theo ông Thắng, Thông tư 104/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính có hướng dẫn chi tiết các cấu kiện cấu thành giá cơ sở nhưng căn bản không công khai rõ ràng tỷ lệ do đó mới có tình trạng DN bán lẻ bị cắt chiết khấu, áp chiết khấu 0 đồng kéo dài trong năm 2022 và thời gian trước đó.

Giám đốc một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết, mong mỏi lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lúc này chính là Bộ Công Thương, đặc biệt là Bộ Tài chính cần lắng nghe, thậm chí đối thoại với doanh nghiệp để sửa đổi Thông tư 104 thì doanh nghiệp bán lẻ mới thoát khỏi tình trạng chiết khấu 0 đồng...

Tân Chủ tịch ngân hàng PGBank xuất thân thế nào?

Trước khi ngồi vào vị trí Chủ tịch của ngân hàng PGBank, doanh nhân này từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và giữ chức vụ quan trọng tại Vietcombank.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tuyên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN