Châu Âu kêu gọi điều tra tỷ phú Elon Musk

Sự kiện: Tỷ phú Elon Musk
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các thành viên Liên minh Châu Âu đặt nghi vấn rằng ông trùm công nghệ có thể can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đức hay không.

Các thành viên của Nghị viện châu Âu đang gây sức ép lên Ủy ban châu Âu để yêu cầu điều tra các hoạt động của Elon Musk nhằm tác động đến cuộc bầu cử tháng 2 của Đức bằng cách tổ chức một buổi phát trực tiếp với Alice Weidel, lãnh đạo đảng cực hữu Alternative for Germany (AfD).

Trong một lá thư gửi đến Ủy viên EU về Chủ quyền công nghệ, An ninh và Dân chủ, Henna Virkkunen, nhà lập pháp Damian Boeselager (Đức/Đảng Xanh), đã đặt câu hỏi liệu việc sử dụng thuật toán trong nền tảng của ông Musk có đáp ứng các yêu cầu về tính minh bạch theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA) hay không.

"Có dấu hiệu cho thấy ông Musk đã mã hóa cứng một hệ số nhân vào mã X. Điều này có nghĩa là làm suy yếu tính trung lập của thuật toán vì lợi ích của chính ông ta", Boeselager viết. Ông nhấn mạnh rằng việc một cá nhân sở hữu quyền lực lớn trong định hình ý kiến công chúng có thể gây rủi ro cho tự do ngôn luận và dân chủ.

Cuộc điều tra của DSA

Vào thứ Hai, một phát ngôn viên của ban điều hành EU cho biết tổ chức này sẽ phân tích xem cuộc trò chuyện trực tiếp của tỷ phú Elon Musk với nhà lãnh đạo cực hữu người Đức có vi phạm các quy tắc nền tảng của EU hay không trong một phần của cuộc điều tra đang diễn ra đối với X.

Châu Âu kêu gọi điều tra tỷ phú Elon Musk - 1

Trước đó, Ủy ban châu Âu đã mở cuộc điều tra với nền tảng X vào tháng 12/2023, với cáo buộc vi phạm DSA, bao gồm việc cho phép mua dấu xác thực xanh, dẫn đến lừa đảo trực tuyến. Tuy nhiên, cuộc điều tra vẫn chưa hoàn tất.

"DSA không cấm bất kỳ nền tảng nào phát trực tiếp và bày tỏ ý kiến ​​cá nhân. Điều rất rõ ràng là chúng tôi sẽ xem xét trong bối cảnh của các thủ tục hiện tại là liệu nền tảng đó có hoạt động trong ranh giới pháp lý của DSA hay không và liệu nền tảng đó đã đánh giá các rủi ro hay chưa", người phát ngôn cho biết.

Nhà lập pháp Axel Voss (Đức, EPP), nói với Euronews rằng "nếu mục tiêu của chúng ta là bảo vệ nền dân chủ của mình khỏi sự can thiệp thông qua phương tiện truyền thông xã hội, thì những sự kiện như vậy cho thấy DSA rõ ràng đã không làm được gì".

Ông Jean-Noël Barrot, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, đã kêu gọi Ủy ban châu Âu sử dụng luật pháp một cách quyết liệt hơn để bảo vệ không gian chính trị châu Âu. Các nghị sĩ như Christel Schaldemose từ Đan Mạch cũng nhấn mạnh rằng Ủy ban châu Âu cần thực thi DSA nhanh hơn và mạnh mẽ hơn, nhằm đối phó với các nền tảng không tuân thủ quy định.

Sự can thiệp của Musk

Các nhà lập pháp cũng đặt câu hỏi về các cuộc đàm phán giữa chính phủ Ý và SpaceX của Elon Musk liên quan đến hệ thống mã hóa cho các thông tin liên lạc của chính phủ thông qua mạng vệ tinh Starlink. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã cân nhắc về sự can thiệp của Musk vào chính trường châu Âu.

"Mười năm trước, ai có thể tưởng tượng được nếu chúng ta được thông báo rằng chủ sở hữu của một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ ủng hộ một phong trào phản động quốc tế mới và can thiệp trực tiếp vào các cuộc bầu cử, bao gồm cả ở Đức", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại cuộc họp thường niên của các đại sứ Pháp.

"Tôi thấy lo ngại khi một người có quyền truy cập lớn vào phương tiện truyền thông xã hội và nguồn lực kinh tế khổng lồ lại can dự trực tiếp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác", Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere nói với NRK.

Quỹ hưu trí lớn nhất châu Âu, Stichting Pensioenfonds ABP, đã quyết định bán toàn bộ cổ phần trị giá 571 triệu euro tại Tesla. Nguyên nhân chính là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HUY NGUYỄN (Theo EuroNews) ([Tên nguồn])
Tỷ phú Elon Musk Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN