Châu Âu có thể lựa chọn “trực thăng thả tiền” cho người dân trong lúc khủng hoảng

Chiến lược này được đưa ra bởi nhà kinh tế học thế kỷ 20 Milton Friedman, đề cập đến một chính sách tiền tệ độc đáo, khi một ngân hàng trung ương in thêm tiền và phân phối trực tiếp cho công dân của mình để chi tiêu.

Tuy chưa bao giờ được thực hiện ở khu vực đồng euro, nhưng cho đến thời điểm khó khăn hiện nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể xem xét tới việc sử dụng tới chiến lược “trực thăng thả tiền” trong bối cảnh khủng hoảng do virus corona gây ra, theo đánh giá từ CNBC.

Thuật ngữ “helicopter money – trực thăng thả tiền”, được đưa ra bởi nhà kinh tế học thế kỷ 20 Milton Friedman, đề cập đến một chính sách tiền tệ độc đáo, khi một ngân hàng trung ương in thêm tiền và phân phối trực tiếp cho công dân của mình để chi tiêu. Ý tưởng này gợi lên hình ảnh tiền bị ném ra khỏi trực thăng cho những người bên dưới với mục đích thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó phục hồi kinh tế trong thời kỳ suy thoái.

Chiến lược xuất phát từ hình ảnh tiền được ném ra khỏi trực thăng cho người bên dưới (Nguồn: CNBC)

Chiến lược xuất phát từ hình ảnh tiền được ném ra khỏi trực thăng cho người bên dưới (Nguồn: CNBC)

Các quốc gia châu Âu là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến mức giảm GDP là 7,5% cho khu vực đồng euro trong năm nay.

Ngân hàng trung ương Châu Âu đã thực hiện nhiều chiến lược khác nhau để giảm bớt một số tác động tiêu cực, bao gồm cam kết mua 750 tỷ euro (815 tỷ USD) trái phiếu chính phủ trong năm nay. Tuy nhiên, dữ liệu được công bố đầu tuần này cho thấy chương trình của ECB có thể hết hạn vào tháng 10 nếu ngân hàng trung ương tiếp tục mua trái phiếu chính phủ với tốc độ hiện tại.

Các chuyên gia nói với CNBC rằng chính sách “trực thăng thả tiền” làm tăng mối lo ngại về sự độc lập của ngân hàng trung ương, đầu tư nước ngoài (vì nó sẽ làm mất giá tiền tệ) và không rõ mọi người sẽ sử dụng thêm tiền mặt như thế nào.

Cho đến nay, dù đã đưa vào để xem xét, ECB vẫn cố gắng để không phải thực hiện đến chiến lược này. Trong một lá thư được ký bởi Chủ tịch ECB Christine Lagarde hôm thứ Tư, ECB cho biết "Hội đồng quản trị chưa thảo luận về vấn đề “trực thăng thả tiền”. Do đó, ECB hiện chưa thông qua một vị trí chính thức về vấn đề này."

“Khi ECB nói rằng họ chưa thảo luận về vấn đề nào đó, điều đó có thể có nghĩa là họ thực sự đã làm như vậy”, Frederik Ducrozet, chiến lược gia tại Công ty quản lý tài sản Pictet Wealth Management, nói với CNBC ngày 23/4.

Câu hỏi bao quát là làm thế nào để có thể thực hiện chiến lược “trực thăng thả tiền”. Thống đốc ngân hàng trung ương Pháp, François Villeroy de Galhau, đã đề nghị hồi đầu tháng Tư rằng, nếu có “rủi ro lớn đối với tình hình ổn định giá”, ngân hàng trung ương có thể lựa chọn “trực thăng thả tiền” cho các doanh nghiệp, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, thay vì công dân. Lựa chọn này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tránh gặp phải một số lời chỉ trích xung quanh chiến lược này.

Trong tháng Hai, Hồng Kông đã quyết định cung cấp trực tiếp cho cư dân thường trú của mình một khoản tiền mặt khoảng 1.200 đô la. Động thái này nhằm hỗ trợ nền kinh tế sau hậu quả của đại dịch cũng như sau nhiều cuộc biểu tình năm 2019. Macau và Singapore, và Hoa Kỳ, cũng đã công bố các kế hoạch tương tự thuộc chiến lược này.

Đang là ổ dịch lớn nhất toàn cầu, châu Âu vẫn tính toán mở cửa nền kinh tế

Các nhà lãnh đạo châu Âu đang bắt đầu phác thảo chiến lược để đưa nền kinh tế hoạt động trở lại dù virus corona...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN