Cảnh báo những thủ đoạn lừa tiền của tội phạm công nghệ cao

Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, thông qua nhiều vụ án của Công an TP.HCM, nhận thấy các đối tượng tội phạm công nghệ cao thường sử dụng một số thủ đoạn như: thông báo thông tin giả về trúng thưởng từ ngân hàng hoặc các công ty lớn, yêu cầu cung cấp số OTP khách hàng; giả mạo người thân, bạn bè nhờ chuyển tiền hộ, mua thẻ điện thoại;

Giả mạo cán bộ ngân hàng, yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc thẻ; Sử dụng phương tiện điện tử, đánh cắp thông tin và mật khẩu chủ thẻ ngân hàng, kích hoạt máy trụ ATM, đánh cắp tiền đang được lưu giữ tại các trụ ATM.

Nhóm tội phạm giả danh Cơ quan Nhà nước lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân

Nhóm tội phạm giả danh Cơ quan Nhà nước lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân

Bên cạnh đó, các đối tượng còn sử dụng cuộc gọi điện thoại giả danh Cơ quan Nhà nước, như giả danh cán bộ cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, nhân viên ngân hàng... gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin thẻ ngân hàng để nhận gửi bưu phẩm hoặc giấy triệu tập, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định trước để phục vụ điều tra…

Ngoài ra chúng còn sử dụng phần mềm công nghệ cao (Voice over IP) giả số điện thoại cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Đối tượng xấu dùng ứng dụng công nghệ phần mềm công nghệ cao Voice over IP (cách gọi sử dụng ứng dụng truyền tải giọng nói qua mạng máy tính, giả số điện thoại hiển thị trên màn hình,…) thực hiện các cuộc gọi đến có số điện thoại hiển thị trên màn hình điện thoại người nhận các số giống với số Trực ban Công an,… Sau đó tự xưng cán bộ Công an đe dọa, tống tiền nhân dân. Số điện thoại lừa đảo sẽ xuất hiện thêm các đầu số: 1080, +084028 hoặc +028,… phía trước các đầu số máy giả mạo hiển thị khi gọi đến.

Được biết, thủ đoạn lừa đảo trên cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác trên cả nước.

Cụ thể, tại Hà Tĩnh, các đối tượng phạm tội sử dụng điện thoại gọi điện cho cán bộ, giáo viên các trường học, tự giới thiệu là cán bộ Sở giáo dục và đào tạo liên hệ để kiểm tra những vấn đề liên quan đến trường học và bản thân cán bộ, giáo viên đó.

Quá trình gọi, các đối tượng phạm tội đe dọa, yêu cầu cán bộ, giáo viên phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng (tên đăng nhập và mật khẩu) để kiểm tra bảng lương và các nội dung khác. Do đó, một số cán bộ, giáo viên vì tin tưởng, lo sợ ảnh hưởng đến công việc nên đã cung cấp những thông tin theo yêu cầu. Sau đó, các đối tượng phạm tội đã chuyển toàn bộ tiền có trong tài khoản của cán bộ, giáo viên sang các tài khoản ngân hàng khác để chiếm đoạt.

Ngoài ra, các đối tượng phạm tội còn lợi dụng internet, mạng viễn thông, các trang mạng xã hội, lập tài khoản trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Sendo, Lazada… rồi thông báo trúng thưởng tiền mặt với số lượng lớn, cùng hiện vật có giá trị cao như ô tô, xe máy đến nhiều tài khoản khách hàng khác nhau.

Kèm theo thông báo trúng thưởng, các đối tượng hướng dẫn khách hàng truy cập vào các website giả mạo cùng mã dự thưởng và số điện thoại. Sau khi bị hại liên hệ để nhận thưởng, đối tượng sẽ hướng dẫn làm các thủ tục để nhận thưởng, trong đó có bước nộp tiền để làm thủ tục nhận thưởng.

Bằng thủ đoạn này, các đối tượng phạm tội yêu cầu bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng của chính đối tượng và chiếm đoạt.

Nhiều đối tượng dùng thủ đoạn hack tài hoản Facebook, sau khi hack tài khoản Facebook (thường là của người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài) đối tượng nhắn tin đến bạn bè, người thân của chủ tài khoản ở Việt Nam hỏi số tài khoản ngân hàng nhờ nhận tiền để gửi cho người nào đó, khi biết số tài khoản của nạn nhân, thay vì chuyển tiền, kẻ lừa đảo gửi cho nạn nhân một đoạn mã số (Code) và nói nạn nhân nhập vào dòng Code đó với lý do là để nạn nhân nhận được tiền chuyển về. Đoạn Code đó chính là mã xác nhận lệnh để các đối tượng có thể rút toàn bộ số tiền hiện có trong tài khoản của nạn nhân…

Năm 2018, tại Thừa Thiên Huế phòng Cảnh sát hình sự đã phá chuyên án 994L, bắt 03 đối tượng ở địa bàn thành phố Huế sử dụng thủ đoạn nêu trên lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người, ở nhiều địa bàn, trong đó có 02 người ở tỉnh Ninh Bình với số tiền chiếm đoạt là 120 triệu đồng.

Do đó, Thông báo của Bộ Công an đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo với người dân phải đề cao cảnh giác tránh bị lừa, như việc cần giữ bí mật thông tin bảo mật các dịch vụ ngân hàng; xác thực người đề nghị thực hiện giao dịch tài chính; kiểm tra thông tin của trang website khi thực hiện giao dịch trực tuyến; khi thực hiện giao dịch thẻ tại ATM, POS phải quan sát khe thẻ trên máy ATM, bảo đảm không có thiết bị lạ và che bàn phím khi nhập số PIN...

Đặc biệt, phải cảnh giác với các cuộc gọi tự xưng công an, viện Kiểm sát, nhân viên ngân hàng… thông báo giám định, trúng thưởng, nhận quà, xác minh; hoặc đe dọa, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản chỉ định.

Cơ quan Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tiền qua điện thoại

Theo Công an TP HCM, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao hoặc điện thoại mạo danh Công an, Viện Kiểm sát,… để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN