Cận cảnh khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên ''cạo trọc'' núi rừng
Cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện Công ty Pusamcap Lai Châu- chủ đầu tư dự án khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) cho máy móc san ủi, cày xới 3,5 ha trong đó có nhiều diện tích rừng bị tàn phá.
Công ty Pusamcap Lai Châu thực hiện dự án khu du lịch đỉnh đèo Hoàng Liên trên diện tích đất thuê là 517.541 m2. Từ năm 2012 đến 2017, giá tiền thuê đất được xác định với diện tích 100.000 m2 sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có đơn giá là 420 đồng/m2/năm. Diện tích 417.541 m2 đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp có đơn giá thuê là 30 đồng/m2/năm. Theo Cơ quan thuế tỉnh Lai Châu, doanh nghiệp này đang được hưởng ưu đãi khi đầu tư vào tỉnh và đơn giá hiện vẫn không thay đổi.
Giai đoạn một của dự án hoàn thành và vận hành từ năm 2019 với các công trình khách sạn 3 tầng, khu nhà hàng đỉnh đèo, café cùng các hạng mục phụ trợ. Bắt đầu từ tháng 4/2022, công ty Pusamcap Lai Châu triển khai giai đoạn hai xây dựng các căn Bungalow nghỉ dưỡng và các hạng mục phụ trợ phục vụ khách du lịch tham quan và vui chơi giải trí. Theo lãnh đạo Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Lai Châu, việc triển khai xây dựng các công trình này được giấy phép xây dựng.
Ngày 23/10, đoàn kiểm tra gồm Hạt kiểm lâm, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tam Đường và đại diện xã Sơn Bình đã có mặt tại thực địa nơi các mảng rừng đang bị tàn phá.
Theo biên bản ghi nhận này, diện tích toàn bộ khu vực công ty Pusamcap san ủi là hơn 3,5 ha.
Hiện trạng lô đất trống không có rừng là 2,4 ha thuộc thửa đất số 35 tờ bản đồ số 5. Hiện trạng đất sạt lở là 0,57 ha. Đất có rừng bị mất do phá là 0,044 ha. Theo quan sát, hiện khu vực mảng rừng bị tàn phá vẫn đang có các máy móc tập trung, sẵn sàng hoạt động.
Mỗi năm Việt Nam cần đến 1 triệu tỷ đồng cho BĐS, trong đó vốn ngân hàng chiếm 24%. Vậy, khi lãi suất ngân hàng liên tục lập đỉnh thì thị trường BĐS chịu ảnh hưởng như...
Nguồn: [Link nguồn]