Cận cảnh hiện trạng những căn biệt thự Pháp cổ trứ danh trong lòng thủ đô Hà Nội
Các biệt thự cũ chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và ở các vị trí đẹp, chủ yếu nằm ở các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ, có kiến trúc kiểu Pháp hoặc kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông.
Trước nguy cơ biệt thự Pháp dần bị xuống cấp, ngày 17/4, UBND thành phố Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục thực hiện bán 600 biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu nhà nước, đang bán dở dang… nhằm tạo nguồn lực cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đối với các công trình nhà cổ, biệt thự cũ có giá trị. Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau khi nhận được phản ánh từ dư luận, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết thành phố đã quyết định tạm dừng chủ trương trên để rà soát, tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn thành phố có 1.216 biệt thự, gồm 367 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 732 biệt thự thuộc sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ dân với nhau, 117 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân.
367 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, gồm cả biệt thự của Văn phòng T.Ư Đảng, Cục Phục vụ ngoại giao Đoàn (Bộ Ngoại giao), của các cơ quan khác của T.Ư và thành phố, của các Cty quản lý nhà quản lý, có 177 biệt thự nhóm 1; 131 biệt thự nhóm 2; 59 biệt thự nhóm 3.
Các biệt thự cũ chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và ở các vị trí đẹp, chủ yếu nằm ở các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ, có kiến trúc kiểu Pháp hoặc kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông. Theo ghi nhận của PV, nhiều biệt thự cổ ở Hà Nội hiện đang trong tình trạng xuống cấp hoặc bị cơi nới, xây thêm làm mất đi hiện trạng vốn có.
Nằm ở vị trí đắc địa bậc nhất Hà Nội, căn biệt thự cổ số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài là một trong những công trình nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trải qua giai đoạn dài để hoang phế, đến cuối tháng 12/2021, UBND quận Hoàn Kiếm chính thức công bố thực hiện “Dự án bảo tồn biệt thự số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài” với kỳ vọng “hồi sinh” toà nhà lịch sử này.
Hình ảnh ghi nhận thực tế hiện trạng căn biệt thự ngày 22/4/2022. Trước đó, vào thời điểm cuối tháng 12/2021, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, quận đã tiến hành giải phóng mặt bằng, lên phương án thiết kế; công tác chuẩn bị cơ bản hoàn thành.
Theo UBND quận Hoàn Kiếm, căn biệt thự là một trong những công trình còn giữ nguyên được nhiều giá trị kiến trúc. Vì vậy quận Hoàn Kiếm được thành phố giao giải phóng mặt bằng 6 hộ dân và tu bổ biệt thự này, nằm trong danh sách tu bổ tại Chương trình 03-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang đô thị.
Một biệt thự cổ khác ở địa chỉ số 51 Trần Hưng Đạo
Phần trước của căn biệt thự được rào chắn để phục vụ quá trình sửa chữa.
Theo thời gian, hầu hết các mảng tường của tòa nhà trụ sở chính đều bong tróc, nứt vỡ
Căn biệt thự 51 Trần Hưng Đạo được xây dựng từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Chủ nhân đầu tiên của căn biệt thự này là thị trưởng Hà Nội (người Pháp).
Đường lên tầng 2 căn biệt thự 51 Trần Hưng Đạo.
Tháng 11/2021, thông tin chủ nhân căn biệt thự cổ trên phố Châu Long (quận Ba Đình, Hà Nội) rao bán biệt thự với giá 165 tỷ đồng được đăng tải trên một website về bất động sản. Theo giới thiệu của gia chủ, ngôi biệt thự được xây theo kiểu Pháp và UBND TP Hà Nội ghi nhận đây là một trong những căn nhà cổ đẹp và nguyên vẹn nhất của thành phố, được bảo tồn và giữ gìn như một tác phẩm nghệ thuật.
Bản thân ngôi biệt thự này từng được một chuỗi nhà hàng thuê để bán đồ ăn uống trong nhiều năm. Tuy nhiên, chuỗi nhà hàng này đã phải dừng hoạt động tại đây từ tháng 3/2021
Nằm ở giữa trung tâm Hà Nội, ngôi biệt thự Pháp cổ tại số 172 Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội) có tổng diện tích khoảng 1.000 m2 và, gồm 2 phần tách biệt là nhà ở và sân vườn. Trong đó, diện tích ngôi nhà khoảng 400 m2, có 2 tầng.
Họa tiết bên ngoài ngôi nhà đơn giản, không cầu kỳ. Trải qua gần 100 năm xây dựng, công trình vẫn giữ nguyên vẻ đẹp vốn có.
Căn biệt thự 172 Quán Thánh có 2 mặt tiền, cổng chính nằm trên đường Quán Thánh, cổng phụ phía sau ngôi nhà hướng ra hồ Trúc Bạch.
Nơi đây cũng là bối cảnh quay của bộ phim “Mùa lá rụng trong vườn” ra mắt khán giả Việt Nam vào năm 2001.
Nếu tính theo giá thị trường, giá trị của căn biệt thự này có thể được định giá vào khoảng hơn 600 tỷ đồng.
Những năm qua, nhiều công trình nhà biệt thự cổ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bị chuyển đổi công năng phục vụ các mục đích khác nhau, để làm nơi làm việc hoặc kinh doanh... Trong ảnh là căn biệt thự cổ trên phố Quán Sứ được sử dụng để cho thuê toàn bộ kinh doanh cà phê, giải khát.
Biệt thự số 59 Trần Hưng Đạo cũng được thuê lại làm mặt bằng của quán cafe.
Biệt thự cổ nằm trên đường Phùng Hưng được tận dụng để kinh doanh.
Toà tháp Habico Tower nằm bên đường Phạm Văn Đồng từng gây chấn động giới bất động sản một thời đến này vẫn chỉ là một khối bê tông hoang lạnh.
Nguồn: [Link nguồn]