Cấm uống rượu bia khi lái xe, hai "ông lớn" trong ngành vẫn hot

Thị trường chứng khoán vừa có phiên giao dịch khá tiêu cực khi nhiều bluechips giảm sâu.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 1,53 điểm (0,16%) xuống 965,14 điểm; HNX-Index giảm 0,58% xuống 102,39 điểm và chỉ còn UPCom-Index duy trì sắc xanh khi tăng 0,03% lên 56,67 điểm.

VN-Index giảm 1,53 điểm (0,16%) xuống 965,14 điểm.

VN-Index giảm 1,53 điểm (0,16%) xuống 965,14 điểm.

Thanh khoản thị trường nhìn chung ở mức thấp với giá trị khớp lệnh 3 sàn khoảng 2.700 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 140 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung vào HPG, VNM, VRE, MSN, E1VFVN30.

Nhiều Bluechips dù có đà tăng khá tốt trong những phiên gần đây như FPT, MWG, PNJ, VCB, BID…nhưng lại đồng loạt giảm sâu khiến thị trường không còn lực đỡ và mau chóng giảm điểm.

Ngay cả các cổ phiếu tăng tốt trong phiên sáng như nhóm bất động sản, xây dựng, dầu khí…cũng thu hẹp đáng kể đà tăng, thậm chí nhiều cổ phiếu còn đảo chiều giảm.

Trái với diễn biến tiêu cực của thị trường, 2 "ông lớn" ngành rượu bia là Sabeco và Habeco đã có phiên giao dịch khá khởi sắc.

Sabeco và Habeco đã có phiên giao dịch khá khởi sắc.

Sabeco và Habeco đã có phiên giao dịch khá khởi sắc.

Đóng cửa phiên giao dịch, SAB tăng 600 đồng/cổ phiếu (0,27%) lên mốc 224.600 đồng/cổ phiếu. Sắc xanh chiếm trọn toàn bộ phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch lên tới 17.590 cổ phiếu. Đây là phiên giao dịch khởi sắc chấm dứt chuỗi giảm điểm liên tiếp vừa qua của Sabeco.

Cũng tương tự, Habeco cũng có phiên tăng điểm với mức tăng không nhỏ 1.900 đồng. Chốt phiên, Habeco đang ở vùng giá 78.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên thanh khoản phiên này không được tốt khi chỉ có 220 cổ phiếu BHN được khớp lệnh.

Habeco vừa qua cũng có đà tăng khá tốt khi tính chung qua 1 tháng "ông lớn" này đã tăng 0,78% giá trị.

Được biết, ngay sau khi Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 bắt đầu có hiệu lực, đã có nhiều lo ngại xung quanh việc hai "ông lớn" ngành rượu bia như Sabeco và Habeco sẽ sụt giảm doanh số.

Theo đó, từ ngày 1/1/2020, Luật phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực, nghiêm cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Theo điều 5, có 12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó cấm người điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Vì vậy, bất kể người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện... hay phương tiện giao thông thô sơ đường bộ như xe đạp, xích lô... đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông trên đường.

Luật hiện hành cho phép người điều khiển phương tiện được lái xe dù trong người có nồng độ cồn, trong đó với xe gắn máy cho phép dưới ngưỡng 50 miligam trong 100 mililít máu hoặc 0,25 miligam trong một lít khí. Như vậy, quy định mới sẽ cấm hoàn toàn và không còn quy định khung nồng độ cồn.

Song ở góc độ khác, nhiều người tin rằng, Luật sẽ điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông theo hướng giảm tình trạng mời, ép nhau uống rượu bia và qua đó phần nào tránh được hậu quả đáng tiếc, dù rất khó thay đổi văn hoá rượu bia trong ngày một ngày hai.

Nguồn: [Link nguồn]

Condotel lao dốc, ”ông lớn” địa ốc bán hết nhà vẫn nợ trăm tỷ tiền đất

Kiểm toán phát hiện 3 dự án NƠXH Hà Nội chuyển thành nhà thương mại trái luật; 'Ông lớn' Lũng Lô 5, Hoàng Hà......

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN