Cách gửi tiền tiết kiệm để sinh lời nhiều nhất khi lãi suất ngày một giảm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dù lãi suất liên tục điều chỉnh giảm nhưng gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư được nhiều người sử dụng bởi độ an toàn cao. Tuy nhiên, kinh nghiệm nào để gửi tiết kiệm có thể hưởng lãi suất cao nhất?

Cách gửi tiền tiết kiệm để sinh lời nhiều nhất

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6, tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng tiếp tục tăng lên, bất chấp lãi suất huy động giảm sâu và thị trường chứng khoán sôi động. Trong bối cảnh lãi suất liên tục điều chỉnh giảm, kinh nghiệm nào để gửi tiết kiệm có thể hưởng lãi suất cao nhất?

Chọn ngân hàng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi gửi tiết kiệm, điều bạn cần lưu ý đầu tiên là lựa chọn ngân hàng. Bạn nên chọn ngân hàng thỏa mãn các yếu tố như: uy tín, lãi suất tiết kiệm hấp dẫn, giao dịch an toàn, nhanh chóng và thuận tiện, sản phẩm tiết kiệm đa dạng, nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng...

Chú ý tới lãi suất tiết kiệm

Nhằm thu hút khách hàng gửi tiền, các ngân hàng luôn đưa ra mức lãi suất cạnh tranh. Từ cuối tháng 9 đến nay, lãi suất tiết kiệm liên tục tăng lên. Thậm chí, có ngân hàng trong 1 tháng đã tiến hành tăng lãi suất tới 2 - 3 lần.

Vì vậy, bạn hãy chú ý đến biểu lãi suất của các ngân hàng để chọn được ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất.

Lưu ý về kỳ hạn tiết kiệm

Để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng thường thiết kế các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ngắn và dài. Các kỳ hạn ngắn là từ 1 tuần, 1 tháng cho đến 6 tháng; các kỳ hạn dài kéo dài trên 6 tháng cho đến 15 năm. Mỗi kỳ hạn sẽ có một mức lãi suất khác nhau. Thông thường, các kỳ hạn tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao.

Do đó, bạn có thể dựa vào mục đích tiết kiệm (mua nhà, mua xe, dưỡng già...) mà chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm cho phù hợp. Nếu tình hình tài chính không ổn định nhưng vẫn muốn gửi tiết kiệm thì bạn nên chọn kỳ hạn ngắn.

Quan tâm đến ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm

Khi gửi tiền trong ngân hàng, mỗi tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn cố định được quy định rõ ràng. Khi đến ngày này, khách hàng gửi tiền có thể thực hiện tất toán và có thể nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi suất. Chính vì thế, bạn không nên rút tiền trước kỳ hạn quy định kẻo mất khá nhiều lợi nhuận.

Cân nhắc đến dịch vụ và tiện ích đi kèm

Nhiều ngân hàng đưa ra các dịch vụ và tiện ích đi kèm như: rút thăm trúng thưởng, nhận ngay quà tặng vật chất, nhận ngay gói bảo hiểm nhân thọ... nhằm hấp dẫn khách hàng đến gửi tiết kiệm.

Vậy nên, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên tìm hiểu kỹ để hưởng những dịch vụ và khuyến mãi tối đa.

Không "bỏ trứng vào một giỏ"

Chia tiền nhiều sổ khác nhau

Chia tiền nhiều sổ khác nhau

Khi gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn nên áp dụng phương thức chia trứng vào nhiều giỏ. Tức là, thay vì dồn tất cả số tiền bạn đang có vào một tài khoản tiết kiệm, bạn hãy chia tiền của mình vào nhiều sổ tiết kiệm và có thể gửi ở nhiều ngân hàng khác nhau để đề phòng rủi ro.

Ví dụ, bạn có 300 triệu đồng, bạn hãy chia ra làm 2 sổ tiết kiệm. Trong đó, 1 sổ gửi dài hạn, 1 số gửi ngắn hạn để khi có việc cần có thể rút bất cứ lúc nào mà không làm ảnh hưởng đến lãi suất của sổ còn lại.

Chọn thời điểm gửi tiền

Vào ngày đầu năm, cuối năm hay các ngày đặc biệt, các ngân hàng thường tung ra các chương trình ưu đãi. Vì thế, bạn nên lựa chọn những thời điểm này để gửi tiền, sẽ giúp gia tăng giá trị của các khoản tiết kiệm.

Có thể gửi tiết kiệm online để nhận lãi cao

Ngoài hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, các ngân hàng còn đưa ra hình thức gửi tiết kiệm online. Hình thức này khá tiện lợi vì cho phép khách hàng tự thao tác gửi tiền thông qua ứng dụng của ngân hàng, không cần phải qua giao dịch viên mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Hơn nữa, gửi tiết kiệm online còn có thể giúp khách hàng hưởng lãi suất cao hơn. Bởi một số ngân hàng đang đưa ra mức lãi suất cho hình thức gửi tiết kiệm online cao hơn 1-2%/năm so với gửi tiết kiệm tại quầy.

Người dân vẫn đổ tiền vào ngân hàng

Cách gửi tiền tiết kiệm để sinh lời nhiều nhất khi lãi suất ngày một giảm - 3

Ngày 30/8, Ngân hàng Nhà nước đã công bố thống kê mới nhất về tổng lượng tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế vào ngân hàng đã đạt mức cao nhất kể từ trước đến nay với hơn 12,3 triệu tỉ đồng.

Cụ thể, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đến cuối tháng 6 đạt 6,38 triệu tỉ đồng, tăng 8,82% so với cuối năm 2022. Như vậy, tiền gửi của dân cư tăng liên tiếp kể từ tháng 10 năm ngoái.

So với tháng 5, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng thêm 35.341 tỉ đồng. Còn so với cuối năm 2022, số tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng đã tăng thêm hơn 429.000 tỉ đồng.

Còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng đã lấy lại mốc của cuối năm ngoái sau 5 tháng giảm. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thống kê, tính đến cuối tháng 6 vừa qua, lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt hơn 5,98 triệu tỉ đồng.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, người dân, nhất là dân cư vẫn chọn gửi tiền vào ngân hàng. Vì họ thấy không chỉ an toàn mà còn được trả tiền lãi.

Đặc biệt, tiền gửi của dân cư tháng 6 tăng so với tháng 5 đã cho thấy điều đó, dù trước đó nhiều người dự báo lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ giảm từ tháng 6. Bởi thị trường chứng khoán sôi động trở lại và lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm.

Trong khi đó, trái ngược với lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng tăng, lãi suất huy động lại tiếp tục giảm sâu. Đến nay, trên thị trường gần như không có ngân hàng nào niêm yết mức lãi suất huy động 7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng cũng chỉ còn 6 - 6,5%/năm.

Như vậy so với hồi đầu năm, lãi suất tiền gửi đã giảm 3 - 4%/năm tùy theo ngân hàng và kỳ hạn.

Có nên rút tiền tiết kiệm để mua đất khi lãi suất ngày một giảm?

Có nên rút tiền tiết kiệm để mua đất khi lãi suất ngày một giảm sâu là vấn đề nhiều người đang băn khoăn hiện nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.N ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN