Các cường quốc đổ bao nhiêu tiền đầu tư để tìm ra vắc xin chữa Covid-19
Hoa Kỳ trở thành nước tiên phong với những khoản đầu tư khủng nhất nhằm hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển vắc xin điều trị Covi-19.
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tài trợ cho hoạt động nghiên cứu vắc-xin điều trị virus corona thông qua phê duyệt của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm với số tiền trị giá 483 triệu đô la để tăng tốc độ thử nghiệm lâm sàng và chuẩn bị sản xuất quy mô lớn để đảm bảo vắc-xin được chứng minh an toàn và hiệu quả.
Số tiền này được Moderna công bố vào tối ngày 1/5, sẽ cho phép các công ty công nghệ sinh học thuê thêm tới 150 công nhân sản xuất, kỹ sư và nhân viên thử nghiệm lâm sàng. Tính đến tháng 2, Công ty chuyên sản xuất vắc xin Moderna đã thuê khoảng 830 người.
Moderna – công ty được chính phủ Hoa Kỳ hậu thuẫn – hiện đang dẫn đầu về hoạt động nghiên cứu vắc xin điều trị Covid-19 (nguồn: Biopharmadive)
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh học Mỹ (BARDA) cũng đã đầu tư hơn 1,2 tỷ USD để tham gia vào cuộc đua sản xuất vắc xin Covid-19 từ đầu tháng 3/2020. BARDA hiện không chỉ đầu tư vào hoạt động sản xuất vắc xin mà còn chú ý tìm kiếm cả chuỗi cung ứng để phân phối rộng rãi đến công chúng khi được cấp phép. Cho đến nay BARDA đã cam kết dành hơn 1 tỷ USD đầu tư chung với Johnson & Johnson để có thể sản xuất vắc xin liều cao.
Các quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Anthony Fauci, đã liên tục đưa ra mốc thời gian 12 đến 18 tháng để có thể phát triển loại vắc-xin chống SARS-CoV-2 nhanh nhất.
Tại Trung Quốc, 3 công ty và nhiều viện nghiên cứu đã được chính phủ hỗ trợ liên tục để có thể phát triển, thử nghiệm lâm sàng và sản xuất vắc xin. Trung Quốc đã ưu tiên tính hiệu quả của vắc xin cao hơn sự an toàn, chính vì vậy việc phát triển vắc xin có thể được thực hiện nhanh.
Cansino Biologics đã trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá tính hiệu quả trong quá trình điều trị. Công ty này đưa ra thông báo rằng họ có thể sản xuất vắc xin vào cuối năm 2020, từ đó giúp củng cố quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới.
Chính phủ Anh cũng đã hỗ trợ 20 triệu bảng cho đại học Oxford để thực hiện dự án phát triển vắc xin. Mới đây, trường đại học đã có được thỏa thuận tài trợ để có thể sản xuất được 100 triệu liều vắc xin và chủ yếu được sử dụng dành riêng trong phạm vi Vương quốc Anh.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã cung cấp 80 triệu euro cho một công ty sản xuất vắc xin tại Đức. Tuy nhiên, hiện nay khối liên minh này vẫn chưa thể xây dựng cơ quan điều phối hoạt động phát triển, do đó khu vực này có thể còn mất thêm một thời gian dài mới có thể ra mắt loại vắc xin đầu tiên.
Sau cơn lao đao vì dịch Covid-19, các doanh nghiệp lữ hành lại đang đối mặt với thách thức mới khi thói quen của khách hàng...
Nguồn: [Link nguồn]