Các công ty lũ lượt đóng cửa nhà máy lọc dầu vài trăm năm tuổi, ngày tàn đã đến?
Dù cuộc khủng hoảng năng lượng thúc đẩy lợi nhuận kỷ lục tại các nhà máy lọc dầu của Mỹ, nhưng chủ sở hữu của cơ sở từng là cơ sở lớn nhất ở Đông Bắc nước Mỹ không hối tiếc về việc phá bỏ nhà máy siêu khủng này.
Hilco Redevelopment Partners đã đóng cửa khu lọc hóa dầu tại thành phố Philadelphia với lịch sử 150 tuổi. Công ty này đã bỏ ra 252 triệu USD để mua lại khu nhà máy rộng 526ha và biến nó thành một phức hợp công nghệ cao, có cây xanh và mang hơi hướng hiện đại để các công ty thương mại điện tử hay phòng thí nghiệm thuê lại.
Các nhà máy lọc dầu trên khắp nước Mỹ đang bị ngừng hoạt động và chuyển sang mục đích sử dụng khác do các chủ sở hữu ngại thực hiện các nâng cấp tốn kém và việc Mỹ thay đổi các chính sách nhiên liệu hóa thạch khiến tương lai của các nhà máy lọc dầu trở nên không chắc chắn. Việc cắt giảm quy mô các nhà máy sản xuất diễn ra bất chấp giá xăng và nhu cầu trên toàn cầu tăng cao trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đối với xăng và dầu diesel sản xuất tại Nga, nhà lọc dầu lớn thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Năm nhà máy lọc dầu đã đóng cửa ở Hoa Kỳ chỉ trong hai năm qua, làm giảm công suất lọc dầu của quốc gia này khoảng 5% và loại bỏ hơn 1 triệu thùng nhiên liệu mỗi ngày khỏi thị trường, khiến các cơ sở còn lại phải hứng chịu căng thẳng để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên với giá xăng tăng cao kéo theo lạm phát, Nhà Trắng lại đang gây áp lực gia tăng sản lượng, khiến ngày càng nhiều nhà máy lọc hóa dầu đóng cửa do không chịu nổi sức ép.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi thư đến hiệp hội lọc hóa dầu, qua đó yêu cầu họ phải gia tăng sản lượng để hạ nhiệt giá xăng. Nếu không thực hiện, Tổng thống Joe Biden đe dọa sẽ dùng quyền lực của mình để can thiệp.
Tuy nhiên, các hãng lọc hóa dầu tỏ ra không quan tâm, họ vẫn tiếp tục đóng cửa hoặc chỉ để ý đến lợi nhuận của cổ đông thay vì gia tăng sản lượng để trong khi chi phí quá cao do lạm phát. Theo tờ Washington Post, trước khi ngành xăng dầu có lợi nhuận cao như hiện nay, họ đã phải trải qua quãng thời gian dài chật vật. Các ưu tiên về môi trường của chính quyền - cũng như mối quan tâm ngày càng tăng của công chúng và doanh nghiệp về biến đổi khí hậu - sẽ khiến nhiều nhà máy lọc dầu trở nên lỗi thời trong tương lai không xa.
Xây dựng và nâng cấp các nhà máy khổng lồ là một công việc tốn kém có thể kéo dài hơn một thập kỷ, gây căng thẳng tài chính của những gã khổng lồ về nhiên liệu hóa thạch lớn nhất và có nguy cơ bị bỏ rơi trước khi khoản đầu tư đó được hoàn vốn.
“Tôi không nghĩ rằng bạn sẽ lại thấy một nhà máy lọc dầu được xây dựng ở thời điểm này”, Giám đốc điều hành của Chevron, Michael Wirth, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Washington Post vào tháng này.
Nhà máy lọc dầu lớn cuối cùng đi vào hoạt động tại Hoa Kỳ vào năm 1977, là nhà máy thuộc sở hữu của Marathon Oil ở Garyville, có khả năng bơm ra 578.000 thùng mỗi ngày. Kể từ khi nó mở cửa, hơn một nửa số nhà máy lọc dầu ở Hoa Kỳ đã đóng cửa.
Vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch, giờ đây, các doanh nghiệp vận tải tiếp tục cảnh lao đao vì giá xăng, dầu tăng phi mã.
Nguồn: [Link nguồn]