4 nhóm nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19

Gần 2 năm chống dịch, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được Chính phủ đưa ra nhằm vừa đảm bảo chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Sáng nay 26/9, Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 đã được diễn ra. 

Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 1 tháng rưỡi qua, Thủ tướng đối thoại cùng cộng đồng doanh nghiệp cả nước, trong bối cảnh Chính phủ đã xác định sẽ "sống chung" với dịch Covid-19. Theo đó, gần hai năm chống dịch, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được Chính phủ, các bộ ngành đưa ra nhằm vừa đảm bảo chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Đầu tháng 9, Nghị quyết số 105 hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh được Chính phủ ban hành với loạt điểm mới được các doanh nghiệp kỳ vọng tháo gỡ những khó khăn họ đang phải đối mặt, để thích ứng dần với tình hình dịch bệnh.

Theo tổng hợp của Bộ KH&ĐT, về tình hình triển khai các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết số 105 cho thấy, trong số 59 nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm 21/59 giải pháp liên quan đến sửa đổi, ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; 38/59 giải pháp liên quan đến hướng dẫn, đẩy mạnh triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, 18/59 nhiệm vụ cần hoàn thành trong tháng 9. Các bộ, ngành và địa phương đang tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được giao và đạt được một số kết quả cụ thể.

Cộng đông doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn họ đang phải đối mặt, để thích ứng dần với tình hình dịch bệnh.

Cộng đông doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn họ đang phải đối mặt, để thích ứng dần với tình hình dịch bệnh.

Về các nhóm nhiệm vụ triển khai của Nghị quyết số 105 của Chính phủ. Cụ thể, Nhóm nhiệm vụ giải pháp về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế đang xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp về dự thảo Hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Trong đó đề xuất các tiêu chí, lộ trình cụ thể, các biện pháp y tế, hành chính về phòng chống dịch và triển khai các hoạt động kinh tế xã hội đảm bảo an toàn dự kiến sẽ ban hành hướng dẫn trong tháng 9/2021.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành sổ tay điện tử hướng dẫn ứng phó Covid; Cổng thông tin về các văn bản chỉ đạo điều hành chống dịch…

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng.

Bộ GTVT đã ban hành một số các văn bản chỉ đạo hướng dẫn nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt như Chỉ thị số 08 về việc tăng cường công tác vận tải hỗ trợ tiêu thụ nông sản và các sản phẩm nông nghiệp trong thời gian phòng chống dịch Covid.

Các địa phương tiếp tục hướng dẫn tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn thích ứng với diễn biến dịch bệnh dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Tập trung tháo gỡ tình trạng ách tắc, đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa, tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhất là các mặt hàng nông sản.

Về hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Từ đầu tháng 9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã liên tục làm việc trực tuyến với các Sở Nông nghiệp, doanh nghiệp, hiệp hội, người sản xuất của từng lĩnh vực sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản).

Bộ Công Thương đã trực tiếp và hỗ trợ các địa phương trên cả nước, hiệp hội ngành hàng tổ chức nhiều hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm trên môi trường trực tuyến…

Nhiều quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện trong 2 năm chống dịch.

Nhiều quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện trong 2 năm chống dịch.

Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ cách giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, đồng tiền cho doanh nghiệp

Nhiều chính sách về hỗ trợ giảm tiền điện; giảm giá cước viễn thông; giảm mức đóng bảo hiểm xã hội; miễn tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động được giảm mức đóng phí bảo hiểm thất nghiệp từ mức 1% xuống bằng 0% quỹ lương hàng tháng của doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng…

Tại phiên họp thứ ba (9/2021) Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch, trong đó có các giải pháp: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021; giảm mức thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ; miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, miễn tiền chậm nộp.

Về hỗ trợ tín dụng: các chính sách về cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, hạ lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời gian trả trả nợ; mặt bằng lãi suất cho vay giảm…

Ngoài ra, về tình hình triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo các nghị quyết khác của chính phủ, tiếp theo các chính sách liên quan đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020.

Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trồng năm 2021 với tổng giá trị khoảng 115.000 tỷ đồng.

Cho phép thực hiện giảm trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ tài trợ doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng chống dịch Covid-19, điều chỉnh giảm thu số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch. Tổng giá trị của các chính sách này khoảng 138.000 tỷ đồng.

Nhằm đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 80 thay thế Nghị định 39/2018 về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định cụ thể và có mức hỗ trợ cao hơn, phù hợp với thực tế, tập trung vào các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ chuyển đồ xuống, áp dụng khoa học công nghệ.

Đồng thời, Bộ KH&ĐT cùng đang chủ động huy động các nguồn tài trợ quốc tế để triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025.

Theo số liệu kinh tế - xã hội tháng 8 do Tổng cục Thống kê công bố, số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Cụ thể, tính chung 8 tháng, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng có tới 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Đáng chú ý, trong số doanh nghiệp rời khỏi thị trường, có 43.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2020; 30.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5% và 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8%.

Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, các chỉ tiêu về số doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký, số lao động trong tháng 8 đều giảm mạnh so cùng kỳ năm 2020.

Nguồn: [Link nguồn]

Kiệt quệ vì Covid-19, doanh nghiệp lại lo thêm gánh nặng “nghĩa vụ môi trường”

Doanh nghiệp thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn, giờ lại lo thêm gánh nặng vì quy định tại dự thảo Nghị định...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thu Huyền ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN