Bỏ cửa hàng tạp hóa ế ẩm, tiểu thương tranh thủ lên Thủ đô bán hoa Tết
Từ khi Nghị định 100 có hiệu lực, mặt hàng bia, rượu và đồ uống có cồn tại cửa hàng tạp hóa của bà Tân (Phúc Thọ, Hà Nội) rơi vào cảnh ế ẩm, kéo theo các mặt hàng khác cũng bán chậm hơn nên bà quyết định vào nội đô bán thêm hoa tươi.
Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán cổ truyền, bà Nguyễn Thị Tân (51 tuổi, ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) tất bật với công việc bán hoa, quả tại phố Lê Văn Lương (thuộc địa bàn quận Hà Đông).
Ngoài những loại hoa cắm lọ thì bà Tân bán thêm mặt hàng trái cây dùng để thắp hương trên ban thờ.
Bình phật thủ có tên gọi là "mẫu đức hạnh rạng ngời" có giá bán 950.000 đồng/bình.
Bà Tân cho biết: "Công việc chính của tôi ở nhà là bán hàng tạp hóa, quanh năm chỉ biết đến nhập hàng và bán hàng. Cửa hàng của tôi không phải là đại lý lớn, chỉ là một cửa hàng nhỏ nằm trong khu dân cư. Sức bán ra thì không nhiều nên thu nhập cũng không thể ổn định. Nhất là từ khi Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực, bia rượu và đồ uống có cồn bày bán ở tạp hóa gần như ế ẩm. Cả 2 tuần nay, số lượng tôi bán ra cùng lắm là hơn 1 két bia".
Cũng theo bà Tân: "Trong khi bia, rượu và các đồ uống có cồn khác khó bán thì lượng hàng tạp hóa bán ra cũng lác đác. Sở dĩ vắng khách là bởi người dân có nhu cầu mua sắm nhiều thì chọn phương án vào siêu thị lớn, có đa dạng hàng hóa để thoải mái lựa chọn. Chính vì nhận thấy, việc lo cho Tết Nguyên đán không thể trông chờ vào nguồn thu nhập của cửa hàng nhỏ nên tôi tranh thủ vào nội đô bán thêm hoa và quả".
3 mẫu phật thủ bà Tân bày bán có giá dao động từ 550.000 - 950.000 đồng/bình.
Theo bà Tân, mọi hàng hóa đều đã bão hòa nên để thu hút sự quan tâm của khách hàng, bà Tân đã lựa chọn mặt hàng hoa tươi và quả phật thủ ngâm ướp.
"Trong một bình thủy tinh nhỏ ôm vừa quả phật thủ. Bình này đặt trên đế gỗ hoặc sơn thiếp vàng. Thậm chí có thể xoay và kết hợp với nhạc Phật. Phật thủ được ướp thuốc dạng nước trong bình thủy tinh còn mới lạ nên rất nhiều khách hỏi mua. Tôi nhập hàng với số lượng hạn chế, cứ bán hết là lại gọi chồng nhập thêm", bà Tân cho hay.
Bà Tân cho biết, phật thủ ướp có thể lưu giữ và bảo quản đến 7 hoặc 8 năm. Có nhiều mẫu phật thủ ướp được khách hàng lựa chọn, như mẫu nhân đôi hạnh phúc là một bình có 2 quả nhỏ, giá bán là 550.000 đồng/bình. Mẫu đức hạnh rạng ngời là một bình có 1 quả to, giá bán mẫu này khá cao, ít nhất là 950.000 đồng/bình. Ngoài ra, mẫu chân đế xoay và có thể phát nhạc, đổi sắc ánh sáng có giá bán chỉ 550.000 đồng/bình.
Mẫu phật thủ "mẫu đức hạnh rạng ngời" (bên phải) và mẫu "nhân đôi hạnh phúc" (bên trái).
"Những mẫu phật thủ tôi bán, ở phố Lê Văn Lương gần như không có người bán. Đây là loại mặt hàng độc lạ, có thể lưu giữ với thời gian dài nên chủ yếu là đặt trên bàn thờ ngày Tết. Kết hợp với việc bán hoa tươi, vào những ngày cận Tết, tôi bán hàng này chắc chắn đông khách hơn và thu nhập cũng cao hơn so với bán hàng tạp hóa ở ngõ nhà", bà Tân cho hay.
Anh Trần Văn Sơn (22 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội) cũng tương tự.
Trong những ngày Tết Nguyên đán đang cận kề, anh Sơn tranh thủ hỗ trợ mẹ bán hàng tại phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm) để có thêm thu nhập. Mặt hàng Sơn bán là dưa dấu sơn thiếp vàng chữ thư pháp.
Quầy hàng nhỏ của anh Trần Văn Sơn (22 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội).
Sơn cho biết: "Một quả dưa hấu có trọng lượng khoảng 2,5 – 3kg. Trên thân quả dưa, tôi trang trí bằng sơn thiếp vàng chữ thư pháp như chữ phúc, lộc hoặc thọ. Ngoài ra, dọc theo thân quả dưa, tôi viết thêm 2 câu đối chạy dọc theo chữ Phúc – Lộc – Thọ. Những quả dưa hấu có chữ thư pháp rất bắt mắt, bởi phù hợp với không gian thờ tự. Do được gắn chữ bằng keo nên chất lượng của dưa hấu không hề bị ảnh hưởng, khách hàng vẫn có thể ăn bình thường".
Câu đối được thể hiện bằng chữ thư pháp chạy dọc trên thân khiến quả dưa hấu bắt mắt, phù hợp hơn với không gian thờ tự.
Theo anh Sơn, một quả dưa hấu được trang trí bằng chữ thư pháp thiếp bằng có giá bán từ 350.000 – 500.000/quả, tùy quả có kích thước to hay nhỏ.
Với giá bán không quá đắt này, từ chiều ngày 23 tháng chạp, số lượng anh Sơn bán ra cũng dao động từ 200 – 350 quả mỗi ngày.
Tương tự, dù Tết Nguyên đán cổ truyền chỉ còn vài ngày nhưng bà Hằng vẫn cố gắng nán lại để tranh thủ kiếm thêm thu nhập cho ngày Tết.
Bà Hằng và gánh hàng rong lưu động trên phố Cổ.
Bà Hằng cho biết: "Những ngày cận Tết, phố Cổ hối hả hơn. Không chỉ có du khách nước ngoài mà còn có cả các tiểu thương bán hàng từ nơi khác đến. Vì vậy, hàng tôi bán ra cũng vì thế mà nhiều hơn. Những ngày thường, vào mùa Hè, lượng tô bánh đa tôi bán ra chỉ hơn 200 tô thì vào mùa đông, nhất là những ngày cận Tết, số lượng bán ra nhiều hơn".
Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, trong những ngày trước và sau cúng "ông công ông táo", tình hình mua sắm của người dân trở nên tấp nập, hối hả hơn.
Người dân hối hả sắm cây kiểng tại phố Lê Văn Lương (thuộc quận Hà Đông, Hà Nội)
Mặt hàng quất cảnh năm nay có giá bán dao động từ 220.000 - hơn 1 triệu đồng/chậu, nên được người dân chào đón.
Thời điểm này, ngoài "tranh thủ" ngày cuối tuần cuối cùng của năm 2019 để dọn dẹp nhà cửa thì không ít gia đình lại tất bật đi sắm Tết.
Anh Nguyễn Văn Tân (39 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) tiểu thương mặt hàng cây cảnh, cho biết, nói riêng về quất cảnh thì thời điểm mà khách mua để nhiều nhất là từ ngày 15 âm cho đến ngày cúng táo quân, tức 23 tháng Chạp. Từ ngày 23 tháng Chạp trở đi, tiểu thương bán hàng bắt đầu quan sát tình hình mua của người dân để có sự điều chỉnh giá kịp thời. Sức mua của năm nay không nhiều, có thể mặt hàng này bão hòa nên lượng bán ra cũng khá ít.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2020. Những ngày này, nhiều cửa hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội đang...
Nguồn: [Link nguồn]