Bí ẩn việc Bầu Đức bán công ty Thủy điện HAGL

Thị trường chứng khoán vừa có phiên giao dịch tích cực với việc tăng điểm của cả 3 chỉ số.

Đóng cửa phiên, VN-Index đóng cửa tăng 1,16 điểm (0,12%) lên mốc 967 điểm. HNX-Index tăng 1,06 điểm (1,03%) lên 103,36 điểm. UPCom-Index tăng 0,06 điểm (0,1%) lên mốc 55,7 điểm.

VN-Index đóng cửa tăng 1,16 điểm (0,12%) lên mốc 967 điểm.

VN-Index đóng cửa tăng 1,16 điểm (0,12%) lên mốc 967 điểm.

Điểm tích cực là khối ngoại đã mua ròng hơn 270 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, riêng CTG được khối ngoại mua ròng 13,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 314,5 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối ngoại chủ yếu bán ròng CTI (65,85 tỷ đồng), PDR (25 tỷ đồng), VCB (12,3 tỷ đồng)…

Tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, CTG, BID, VPB tiếp tục tăng giá nhưng mức tăng ít hơn các phiên trước. Đổi lại, ACB "thế vai" trong nhóm cổ phiếu ngân hàng và tăng khá mạnh hơn 2,2% sáng nay.

Trên sàn HoSE, ngoại trừ ROS đang giao dịch với sự bất thường vốn có, giá từ sàn lên trần thì các cổ phiếu khác đang diễn biến khá chậm rãi, không tăng nhanh cũng không giảm sâu, biên độ dao động khá hẹp. Thanh khoản cũng vừa phải, không có màu sắc của cạnh tranh mua, bán.

Trong phiên này, cổ phiếu HAG của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai lại tiếp tục đà lao dốc. Chốt phiên, HAG giảm 60 đồng (tương đương 1,5%) về mốc 3.940 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp của HAG sau 1 phiên tăng nhẹ. 

Cuối năm 2019, CTCP Hoàng Anh Gia Lai ra phương án thoái vốn 99,4% cổ phần sở hữu tại CTCP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai.

Cuối năm 2019, CTCP Hoàng Anh Gia Lai ra phương án thoái vốn 99,4% cổ phần sở hữu tại CTCP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai.

Sự suy giảm của HAG kéo dài với mức giảm giá sâu. Qua 1 tuần, HAG của bầu Đức mất tới 3,67% giá trị. Nếu tính qua 1 năm, mã này đã "bay" 11,66% giá trị.

Được biết, thời gian gần đây bầu Đức liên tục bán đi các mảng kinh doanh của mình như bất động sản, thủy điện để tái cấu trúc doanh nghiệp. Gần đây nhất, cuối năm 2019, CTCP Hoàng Anh Gia Lai ra phương án thoái vốn 99,4% cổ phần sở hữu tại CTCP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai (tương đương 248,5 triệu cổ phiếu).

Thương vụ được công ty của ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nhằm đẩy mạnh công tác tái cấu trúc theo hướng mạnh dạn thoát khỏi những lĩnh vực không hiệu quả, tăng cường tập trung vào ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, những thông tin xung quanh bên mua đang đặt dấu hỏi cho việc bầu Đức có thật sự bán đi Công ty Thủy điện HAGL hay không. Theo đó, ngay đầu năm 2020, lượng cổ phần nói trên được chuyển giao cho Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Tây Nguyên (Tây Nguyên Agrico). Đồng thời sau khi chuyển nhượng, Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai cũng chuyển đổi hình thức pháp nhân thành công ty TNHH.

Đáng chú ý, Tây Nguyên Agrico là công ty có địa chỉ trụ sở tại 15 Trường Chinh, phường Phù Đổng, Tp Pleiku, Gia Lai; cũng là địa chỉ của CTCP Hoàng Anh Gia Lai. 

Tây Nguyên Agirco được thành lập từ năm 2015, trong đó có thời điểm ông Đoàn Nguyên Đức sở hữu gần 86% cổ phần, nhưng sau đó đã chuyển giao lại toàn bộ cho một cá nhân khác. Giám đốc của Tây Nguyên Agrico hiện là ông Võ Tấn Phúc, sinh năm 1990. 

Được biết, trước khi được HAGL đem bán, Thủy điện HAGL đã nhận chuyển nhượng 80% vốn góp trong Công ty TNHH V&H (trụ sở tại Lào) từ HAGL. Đây là doanh nghiệp được thành lập năm 2009, chuyên đầu tư bất động sản và trồng cao su tại Lào.  

Chia tay nhiều mảng kinh doanh lớn, bầu Đức tiếp tục “chinh chiến” với cà phê

Bầu Đức vừa xuất hiện với tư cách mới là lãnh đạo Công ty cổ phần cà phê Ông Bầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN