Bất ngờ với số tiền nhàn rỗi người dân để trong tài khoản ngân hàng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Số tiền nhàn rỗi của người dân để trong tài khoản ngân hàng ngày càng tăng trong thời gian gần đây.

Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố, số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân của người dân tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng mạnh 3 tháng đầu năm 2022.

Thống kê cho thấy, trong quý 1/2022, toàn hệ thống ngân hàng có 118,645 triệu tài khoản thanh toán thuộc sở hữu của khách hàng cá nhân, tăng 3,454 triệu tài khoản so với quý liền trước, tương đương 3%. Trong khi đó, số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán đã chính thức vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 11% so với quý liền trước.

Nếu so với quý 1/2021, số dư tiền gửi này hiện đã cao hơn tới 40%, tương đương mức tăng ròng gần 300.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 năm.

Diễn biến kể trên cho thấy xu hướng người dân ngày càng để nhiều tiền hơn trong tài khoản thanh toán. Trong đó, quý 1/2021, bình quân mỗi tài khoản thanh toán của người dân để khoảng 7,1 triệu đồng thì đến cuối quý 1 năm nay, số dư này đã tăng lên 8,8 triệu đồng.

Nguồn tiền nhàn rỗi của người dân đổ vào ngân hàng tăng mạnh

Nguồn tiền nhàn rỗi của người dân đổ vào ngân hàng tăng mạnh

Tài khoản thanh toán cá nhân là các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Vì vậy, hơn 1 triệu tỷ đồng kể trên đều là các khoản tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất phổ biến chỉ 0,1 - 0,3%/năm. 

Mức lãi suất này thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn, hiện phổ biến ở mức 3,1 - 4%/năm với tiền gửi dưới 6 tháng; 4 - 7,3%/năm với kỳ hạn 6 - 12 tháng; 5,6 - 8,3%/năm với kỳ hạn trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,6 - 7,55%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng.

Mặc dù chỉ được hưởng lãi suất rất thấp nhưng đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp số dư tiền gửi thanh toán cá nhân ghi nhận tăng trưởng dương, đồng thời là lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Theo đó, số dư tiền gửi này đã tăng liên tục từ quý 1/2020 đến nay, tuy nhiên, mức tăng bình quân hàng quý trước đó chỉ dưới 10%.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến dòng tiền cá nhân chảy vào ngân hàng này cũng đến một phần từ dòng tiền bị rút ra khỏi kênh đầu tư chứng khoán.

Cùng với số tiền nhàn rỗi của người dân để trong tài khoản thanh toán ngân hàng tăng, cũng theo Ngân hàng Nhà nước, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của người dân đã tăng mạnh thời gian qua.

Cụ thể trong 4 tháng đầu năm 2022 giao dịch qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 88,42% về số lượng và 139,8% về giá trị vo với cùng kỳ năm 2021.

Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Ngân hàng rao bán loạt dự án BĐS trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm

Mặc dù nguồn cung BĐS mới ngày càng khan hiếm thì nhiều nhà băng vẫn đang chật vật rao bán loạt dự án BĐS của các chủ đầu tư để xử lý nợ xấu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN